\(sin(\frac{5\pi }{12}) = sin(\frac{\pi }{6}+\frac{\pi }{4}) = sin(\frac{\pi }{6}).cos(\frac{\pi }{4})+cos(\frac{\pi }{6}).sin(\frac{\pi }{4}) = \frac{1}{2}.\frac{\sqrt{2}}{2}+\frac{\sqrt{3}}{2}.\frac{\sqrt{2}}{2} = \frac{\sqrt{2}+\sqrt{6}}{4}\)
\(cos(\frac{5\pi }{12}) = cos(\frac{\pi }{6}+\frac{\pi }{4}) = cos(\frac{\pi }{6}).cos(\frac{\pi }{4})-sin(\frac{\pi }{6}).sin(\frac{\pi }{4}) = \frac{\sqrt{3}}{2}.\frac{\sqrt{2}}{2}-\frac{1}{2}.\frac{\sqrt{2}}{2} = \frac{\sqrt{6}-\sqrt{2}}{4}\)
\(tan(\frac{5\pi }{12}) = \frac{sin(\frac{5\pi }{12})}{cos(\frac{5\pi }{12})} = \frac{\frac{\sqrt{2}+\sqrt{6}}{4}}{\frac{\sqrt{6}-\sqrt{2}}{4}}=\frac{\sqrt{6}+\sqrt{2}}{\sqrt{6}-\sqrt{2}}\)
\(sin(-555^{o}) = sin(720^{o}-555^{o}) = sin165^{o} = sin(180^{o}-165^{o})\)
\(= sin15^{o} = sin(45^{o}-30^{o})= sin(45^{o}).cos(30^{o})-cos(45^{o}).sin(30^{o})\)
\(= \frac{\sqrt{2}}{2}.\frac{\sqrt{3}}{2}-\frac{\sqrt{2}}{2}.\frac{1}{2} = \frac{\sqrt{6}-\sqrt{2}}{4}\)
\(cos(-555^{o}) = cos(720^{o}-555^{o}) = cos165^{o} = -cos(180^{o}-165^{o})\)
\(= -cos15^{o} = -cos(45^{o}-30^{o})= -cos(45^{o}).cos(30^{o})-sin(45^{o}).sin(30^{o})\)
\(= -\frac{\sqrt{2}}{2}.\frac{\sqrt{3}}{2}-\frac{\sqrt{2}}{2}.\frac{1}{2} = -\frac{\sqrt{6}+\sqrt{2}}{4}\)
\(tan(-555^{o}) = \frac{sin(-555^{o})}{cos(-555^{o})} = \frac{\frac{\sqrt{6}-\sqrt{2}}{4}}{-\frac{\sqrt{6}+\sqrt{2}}{4}}=\frac{-\sqrt{6}+\sqrt{2}}{\sqrt{6}+\sqrt{2}}\)
Bài 2 trang 23 SGK Toán 11 Chân trời
Tính \(sin(\alpha +\frac{\pi }{6}) , cos(\frac{\pi }{4}-\alpha ) biết sin\alpha = -\frac{5}{13} và \pi <\alpha <\frac{3\pi }{2}\) .
Lời giải
Do \(\pi <\alpha <\frac{3\pi }{2}\) nên \(cos\alpha <0\)
\(cos\alpha = -\sqrt{1-sin^{2}\alpha } = -\frac{12}{13}\)
\(sin(\alpha +\frac{\pi }{6}) = sin\alpha .cos\frac{\pi }{6}+cos\alpha .sin\frac{\pi }{6} = \frac{-5}{13}.\frac{\sqrt{3}}{2} + \frac{-12}{13}.\frac{1}{2} = \frac{-5\sqrt{3} -12}{26}\)
\(cos(\frac{\pi }{4}-\alpha ) = cos\frac{\pi }{4} .cos\alpha + sin\frac{\pi }{4} .sin\alpha = \frac{-12}{13}.\frac{\sqrt{2}}{2} + \frac{-5}{13}.\frac{\sqrt{2}}{2} = \frac{-17\sqrt{2}}{26}\)
Bài 3 trang 24 SGK Toán 11 Chân trời
Tính các giá trị lượng giác của góc \(2\alpha\) , biết:
a) \(sin\alpha = \frac{\sqrt{3}}{3} và 0<\alpha <\frac{\pi }{2}\)
b) \(sin\frac{\alpha}{2} = \frac{3}{4} và \pi <\alpha <2\pi\)
Lời giải
a) \(cos2\alpha =1 -2sin^{2}\alpha = \frac{1}{3}\)
Do \(0<\alpha <\frac{\pi }{2}\) nên \(0<2\alpha <\frac{\pi }{2}\) . Suy ra \(sin2\alpha >0\)
\(sin2\alpha = \sqrt{1-cos^{2}2\alpha } = \frac{2\sqrt{2}}{3}\)
b) \(cos\alpha =1 -2sin^{2}\frac{\alpha}{2} = \frac{-1}{8}\)
\(cos2\alpha =2cos^{2}\alpha - 1 = \frac{-31}{32}\)
Do \(\pi <\alpha <2\pi\) nên \(sin\alpha <0\)
Mà \(cos\alpha <0\). Suy ra \(sin2\alpha >0\)
\(sin2\alpha = -\sqrt{1-cos2\alpha } = \frac{\sqrt{63}}{32}\)
Bài 4 trang 24 SGK Toán 11 Chân trời
Rút gọn các biểu thức sau:
a) \(\sqrt{2}sin(\alpha +\frac{\pi }{4}) - cos\alpha\)
b) \((cos\alpha + sin\alpha )^{2}-sin2\alpha\)
Lời giải
a) \(\sqrt{2}sin(\alpha +\frac{\pi }{4}) - cos\alpha\)
= \(-\sqrt{2}cos\alpha - cos\alpha\)
= \(-(\sqrt{2}+1)cos\alpha\)
b) \((cos\alpha + sin\alpha )^{2}-sin2\alpha\)
= \(cos^{2}\alpha +sin^{2}\alpha + 2sin\alpha .cos\alpha -2sin\alpha .cos\alpha\)
= 1
Bài 5 trang 24 SGK Toán 11 Chân trời
Tính các giá trị lượng giác của góc \(\alpha\), biết:
a) \(cos2\alpha = \frac{2}{5} và -\frac{\pi }{2}<\alpha <0\)
b) \(sin2\alpha = -\frac{4}{9} và \frac{\pi }{2}<\alpha <\frac{3\pi }{4}\)
Lời giải
a) Do \(-\frac{\pi }{2}<\alpha <0\) nên \(sin\alpha <0\) và \(cos\alpha >0\)
Ta có: \(\frac{2}{5}= cos2\alpha = 2.cos^{2}\alpha - 1 = 1-2sin^{2}\alpha\)
Suy ra: \(cos\alpha = \frac{\sqrt{70}}{10} và sin\alpha = -\frac{\sqrt{30}}{10}\)
b) Do \(\frac{\pi }{2}<\alpha <\frac{3\pi }{4}\) nên \(\pi <2\alpha <\frac{3\pi }{2}\)
Suy ra: \(sin\alpha >0 , cos\alpha <0 và cos2\alpha <0\)
\(cos2\alpha = \sqrt{1-sin^{2}2\alpha} = -\frac{\sqrt{65}}{9}\)
Suy ra: \(cos\alpha \approx -0,69 và sin\alpha \approx 0,16\)
Bài 6 trang 24 SGK Toán 11 Chân trời
Chứng minh rằng trong tam giác ABC, ta có sin A = sin BcosC + sin C . cos B.
Lời giải
Trong tam giác ABC, ta có: \(\hat{A}\) + \(\hat{B}\) + \(\hat{C}\) = π
Ta có: sinA = sin(π − B − C)
sinA = sin(B + C)
sinA = sinB . cosC + cosB . sinC
Bài 7 trang 24 SGK Toán 11 Chân trời
Trong Hình 3, tam giác ABC vuông tại B và có hai cạnh góc vuông là AB = 4, BC = 3. Vẽ điểm D nằm trên tia đối của tia CB thoả mãn \(\widehat{CAD} = 30^{o}\). Tính tan \(\widehat{BAD}\), từ đó tính độ dài cạnh CD.
Lời giải
\(tan\widehat{BAC} = \frac{BC}{AB} = \frac{3}{4}\)
\(tan\widehat{BAD} = tan(\widehat{BAC}+\widehat{CAD})=\frac{tan\widehat{BAC}+tan\widehat{CAD}}{1-tan\widehat{BAC}.tan\widehat{CAD}} \approx 2,34\)
\(CD = BD - BC = AB.tan\widehat{BAD} \approx 6,36\)
Bài 8 trang 24 SGK Toán 11 Chân trời
Trong Hình 4, pít-tông M của động cơ chuyển động tịnh tiến qua lại dọc theo xi-lanh làm quay trục khuỷu IA. Ban đầu I,A,M thẳng hàng. Cho \(\alpha\) là góc quay của trục khuỷu, O là vị trị của pít-tông khi \(\alpha =\frac{\pi }{2}\) và H là hình chiếu của A lên Ix. Trục khuỷu IA rất ngắn so với độ dài thanh truyền AM nên có thể xem như độ dài MH không đổi và gần bằng MA.
a) Biết IA = 8 cm, viết công thức tính toạ độ \(x_{M}\) của điểm M trên trục Ox theo \(\alpha\).
b) Làm tròn \(\alpha =0\). Sau 1 phút chuyển động, \(x_{M} = -3cm\). Xác định \(x_{M}\) sau 2 phút chuyển động. Làm tròn kết quả đến hàng phần mười.
Lời giải
a) Khi \(\alpha =\frac{\pi }{2}\) thì M ở vị trí O, H ở vị trí I. Ta có IO = HM = AM
\(x_{M}\) = IM - OI = IH + HM - OI = IH + AM - AM = IH = IA.cos\(\alpha\)
\(x_{M} = 8cos\alpha\)
b) Sau khi chuyển động 1 phút, trục khuỷu quay được một góc là \(\alpha\)
Khi đó\(x_{M}\) = -3cm. Suy ra \(cos\alpha = \frac{-3}{8}\)
Sau khi chuyển động 2 phút, trục khuỷu quay được một góc là \(2\alpha\)
\(x_{M} = 8.cos2\alpha = 8.(2cos^{2}\alpha -1) = -5,75\)
Bài 9 trang 24 SGK Toán 11 Chân trời
Trong Hình 5, ba điểm M, N, P nằm ở đầu các cánh quạt tua-bin gió. Biết các cánh quạt dài 31m, độ cao của điểm M so với mặt đất là 30m, góc giữa các cánh quạt là \(\frac{2\pi }{3}\) và số đo góc (OA, OM) là \(\alpha\)
a) Tính \(sin\alpha và cos\alpha\)
b) Tính sin của các góc lượng giác (OA, ON) và (OA, OP), từ đó tính chiều cao của các điểm N và P so với mặt đất (theo đơn vị mét). Làm tròn kết quả đến hàng phần trăm.
Lời giải
a) \(sin\alpha = \frac{-30}{31}\)
\(cos\alpha = \sqrt{1-(\frac{-30}{31})^{2}} = \frac{\sqrt{61}}{31}\)
b) \(sin(OA, ON) = sin(\alpha -\frac{2\pi }{3}) = sin\alpha .cos\frac{2\pi }{3} - cos\alpha .sin\frac{2\pi }{3} \approx 0,27\)
Chiều cao điểm N so với mặt đất là: 60 + 31.0,37 = 68,27 (m)
\(sin(OA, OP) = sin(\alpha +\frac{2\pi }{3}) = sin\alpha .cos\frac{2\pi }{3} -+cos\alpha .sin\frac{2\pi }{3} \approx 0,7\)
Chiều cao điểm P so với mặt đất là: 60 + 31.0,7 = 81,7 (m)
-----------------------------