Lập dàn ý Tả đồ vật trong nhà mà em thích lớp 5
Lập dàn ý tả đồ vật trong nhà mà em thích lớp 5
Lập dàn ý tả đồ vật trong nhà mà em thích lớp 5 bao gồm dàn ý chi tiết cho các bài văn tả đồ vật, đồ dùng trong nhà cho các thầy cô, cùng các em học sinh tham khảo nắm được cấu trúc, cách làm bài làm văn miêu tả đồ vật. Mời các em cùng tham khảo chi tiết.
Tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích lớp 5
- Bài văn chi tiết Tả đồ vật trong nhà mà em yêu thích nhất
- Bài văn ngắn gọn Tả một đồ vật mà em yêu thích Ngắn gọn
Dàn ý tả đồ vật trong nhà mà em thích
a) Mở bài: Giới thiệu đồ vật trong nhà mà em yêu thích
Gợi ý:
- Đồ vật đó tên là gì? Nó được ai mua/ tặng cho nhà em? Từ khi nào?
- Đồ vật đó được đặt ở vị trí nào trong ngôi nhà?
b) Thân bài:
- Miêu tả đồ vật:
- Đồ vật đấy do hãng nào sản xuất? Có bền không? Nhà em đã dùng bao lâu mà chưa phải sửa chữa hay thay mới?
- Kích thước và cân nặng của đồ vật đó như thế nào? Có chiếm nhiều diện tích khi đặt trong nhà không?
- Chất liệu chủ yếu để làm nên đồ vật đó là gì? Chất liệu đó có nhẹ và bền không?
- Màu sắc chủ đạo của đồ vật đó là gì? Màu sắc ấy có phù hợp với các đồ dùng khác trong gia đình không?
- Đồ vật đó có bao nhiêu bộ phận? Đâu là bộ phận chính của nó? Miêu tả vị trí, hình dáng, màu sắc, chức năng của các bộ phận đó
- Đồ vật đó hoạt động dựa vào nguồn năng lượng nào? Nó có tốn nhiều năng lượng để hoạt động không?
- Miêu tả hoạt động của em với đồ vật đó:
- Cách sử dụng đồ vật đó như thế nào? Có khó sử dụng không?
- Đồ vật đó đem lại tiện ích như thế nào cho cuộc sống của gia đình em?
- Khi không sử dụng (sau khi sử dụng), em sẽ làm gì với đồ vật đó?
- Em thường làm gì để đồ vật đó luôn sạch sẽ và hoạt động tốt?
c) Kết bài: Tình cảm của em dành cho đồ vật mà mình vừa miêu tả
Dàn ý Tả cái đèn học
a) Mở bài: Giới thiệu đồ vật trong nhà mà em yêu thích: Chiếc đèn học
b) Thân bài:
- Miêu tả hình dáng chiếc đèn bàn:
- Thuộc hiệu Rạng Đông
- Làm từ nhựa rất cứng cáp
- Chân đèn có hình chữ nhật, mặt dưới màu đen, mặt trên màu xanh lá cây
- Chân đèn có một công tắc màu đỏ để bật và tắt đèn, bên cạnh là bảng cửu chương từ 1 đến 9
- Góc ngoài cùng của chân đèn là đầu của dây điện, từ đó nối sợi dây điện màu đen dài khoảng 30cm để cắm vào nguồn điện
- Nối với chân đèn là thân đèn hình chữ nhật, cao và dài khoảng 20cm
- Thân đèn bao bọc bởi phần nhựa trắng xếp li, có thể dễ dàng kéo dài ra hoặc co ngắn lại, nghiêng sang các phía khác nhau
- Đầu của thân đèn nối với phần bóng đèn
- Bóng đèn có hình chữ U kéo dài khoảng 1 gang tay
- Bóng đèn nằm trong phần hộp nhựa hình chữ nhật che ở phía trên, giúp phần ánh sáng dồn hết về phía dưới
- Công dụng và cách sử dụng đèn bàn:
- Dây đèn bàn luôn được cắm vào ổ điện
- Khi dùng sẽ bật công tắc, điều chỉnh thân đèn để phạm vi chiếu sáng phù hợp với nhu cầu
- Khi dùng xong thì tắt đèn, đẩy đèn về góc tường để tránh va chạm
- Thỉnh thoảng sử dụng khăn ẩm lau sạch đèn tránh bám bụi bẩn
c) Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em dành cho cây đèn bàn
Dàn ý Tả cái đồng hồ báo thức
a. Mở bài: Giới thiệu chiếc đồng hồ báo thức em muốn tả
- Đồng hồ đó là do ai mua (tặng) cho em? Nhân dịp gì?
- Chiếc đồng hồ đó đã được đặt ở đâu? Em sử dụng bao lâu rồi?
b. Thân bài
- Tả khái quát chiếc đồng hồ báo thức:
- Đồng hồ báo thức thuộc hãng gì?
- Hình dáng, chất liệu, kích thước, cân nặng của chiếc đồng hồ? (nếu không rõ có thể áng chừng hoặc bỏ qua)
- Màu sắc chủ đạo của chiếc đồng hồ là gì?
- Tả chi tiết chiếc đồng hồ báo thức:
- Đồng hồ gồm các bộ phận nào? (phần thân, chỗ lắp pin, các kim đồng hồ, nút bấm…)
- Thân đồng hồ có hình gì? Mặt kính phía trước trong suốt và có họa tiết gì không?
- Phần nền để viết số của đồng hồ có màu gì? Trang trí như thế nào? Các con số được viết dạng chữ số bình thường hay số La Mã?
- Các kim đồng hồ có kích thước, màu sắc, tốc độ di chuyển và tác dụng là gì?
- Phần để pin đồng hồ nằm ở đâu? Có hình dáng như thế nào? Có dễ lắp và tháo pin không?
- Nút hẹn giờ nằm ở đâu? Có hình gì? Có dễ nhận biết không?
- Nút điều khiển các kim trong đồng hồ nằm ở đâu? Màu sắc và hình dáng như thế nào? Cách sử dụng ra sao?
- Công dụng của chiếc đồng hồ:
- Xem giờ, đặt giờ báo thức để đi học, làm bài
- Trang trí bàn học, phòng ngủ
- Kỉ vật tình bạn, món quà ý nghĩa,...
c. Kết bài:
- Tình cảm của em dành cho chiếc đồng hồ báo thức
- Em đã làm những gì để giữ gìn chiếc đồng hồ báo thức?
Dàn ý Tả cái bình hoa
a. Mở bài
- Giới thiệu về cái bình hoa mà em muốn tả:
- Cái bình hoa đó do ai mua hoặc tặng? Nhân dịp gì?
- Cái bình hoa đó được đặt ở đâu? Thường được dùng để làm gì?
- Chiếc bình hoa đó đã được sử dụng lâu chưa? Đã cũ chưa hay vẫn còn mới tinh?
b. Thân bài
- Miêu tả chiếc bình hoa:
- Chiếc bình hoa đó được làm từ chất liệu gì? Có bền hay không?
- Chiếc bình hoa có hình dáng gì? (tròn thấp, thon cao…)
- Kích thước của chiếc bình hoa là bao nhiêu? (chiều cao, chiều rộng, hoặc có thể so sánh với một món đồ khác để ước lượng kích thước)
- Chiếc bình có màu sắc gì? (bên trong và bên ngoài chiếc bình)
- Họa tiết của chiếc bình là gì? Có màu sắc ra sao? Họa tiết đó có ý nghĩa như thế nào?
- Trên chiếc bình có vết tích nào của việc sử dụng trong thời gian qua không? (vết xước, mẻ…)
- Kỉ niệm cùng với chiếc bình:
- Hằng ngày, ai sẽ là người cắm hoa vào chiếc bình? Đó là những loại hoa nào? Được hái trong vườn hay được tặng, đi mua?
- Cả gia đình đã có những giờ phút vui vẻ, thoải mái, hạnh phúc ra sao bên cạnh chiếc bình hoa đó?
c. Kết bài
- Tình cảm của em dành cho chiếc bình hoa
- Em sẽ giữ gìn và bảo vệ chiếc bình ấy
Dàn ý Tả cái giá sách
a. Mở bài
- Giới thiệu về cái giá sách mà em muốn tả:
- Cái giá sách đó do ai mua hoặc tặng? Nhân dịp gì?
- Cái giá sách đó được đặt ở đâu? Do ai sử dụng?
- Chiếc giá sách đó đã được sử dụng lâu chưa? Đã cũ chưa hay vẫn còn mới tinh?
b. Thân bài
- Miêu tả chiếc giá sách:
- Chiếc giá sách được làm từ chất liệu gì? Có bền và cứng cáp không?
- Chiếc giá sách có màu gì? Đó là màu của lớp sơn hay là màu nguyên bản của chất liệu làm nên giá sách?
- Trên chiếc giá có được trang trí thêm gì không? (hình dán, móc treo…) Do ai trang trí?
- Kích thước của giá sách (bề ngang, bề rộng)
- Giá sách gồm bao nhiêu ngăn? Mỗi ngăn có hình dáng gì, kích thước ra sao? Được dùng để làm gì?
- Theo thời gian sử dụng thì có dấu vết nào xuất hiện trên chiếc giá sách hay không?
- Kỷ niệm của em cùng với chiếc giá sách:
- Giá sách là nơi em đặt những món đồ gì? Có ý nghĩa với em ra sao?
- Giá sách đã cùng em trải qua những khoảnh khắc nào? (giờ học căng thẳng, giờ giải lao thoải mái…)
c. Kết bài
- Tình cảm của em dành cho chiếc giá sách
- Em sẽ giữ gìn bảo vệ chiếc giá sách luôn như mới
Dàn ý Tả cái tủ lạnh
1. Mở bài:
- Giới thiệu đồ vật định tả: cái tủ lạnh (gia đình em mua lúc nào? Tủ lạnh hiệu gì?)
2. Thân bài:
- Tả bao quát:
- Tủ lạnh hình khối chữ nhật đứng, có dung tích 120 lít. Vỏ tủ lạnh làm bằng thép trắng (inox) (có thể tả màu sơn của tủ lạnh).
- Tả chi tiết:
- Tủ lạnh có mấy cửa? (hai cửa). Tủ lạnh được đặt chắc chắn lên bục bằng nhựa tốt mang tên hãng sản xuất tủ (Toshiba).
- Mở cánh cửa nhỏ là phần trên tủ lạnh, đó là ngăn làm đá. Ngăn đá chia làm hai tầng, và hai hộc đeo trên cánh cửa.
- Mở cánh cửa lớn là phần dưới tủ lạnh, đây là ngăn mát có ba tầng và một hộc kéo có nắp, mỗi tầng là một tấm kính chịu lực dày tám li. Phần này là nơi để rau quả, nước uống thức ăn. Có bốn hộc đeo ở cánh cửa.
- Các phần bên trong tủ làm bằng nhựa cao cấp màu trắng và mi-ca mờ.
- Sử dụng và gìn giữ tủ như thế nào?
- Mẹ cất thức ăn giữ lạnh cho khỏi ôi thiu. Tủ lạnh giúp bảo quản rau tươi lâu.
- Tủ lạnh giúp mẹ đỡ mất thì giờ đi chợ nhiều lần khi mà thức ăn được mua cho gia đình ăn trong một tuần.
- Mẹ lau tủ lạnh hàng tuần cho sạch sẽ.
3. Kết luận:
- Nêu suy nghĩ của em về ích lợi của tủ lạnh (tiện dụng, bảo vệ sức khoẻ).
- Nêu cảm xúc của em đối với tủ lạnh (xem tủ lạnh như một người bạn thân thiết quen thuộc như mọi vật trong nhà).
>> Tham khảo: Lập dàn ý Tả cái tủ lạnh lớp 5
Dàn ý Tả cái tivi nhà em
1. Mở Bài
- Giới thiệu về chiếc ti vi nhà em
2. Thân Bài:
- Chiếc tivi được đặt ở trên một chiếc tủ cao trong phòng khách.
- Ti vi màu đen hình hộp chữ nhật, đã có từ rất lâu
- Nó khá cũ, có một vài vết xước
- Màn hình rộng, hơi lồi về phía trước luôn cho hình ảnh sắc nét
- Các nút điều khiển nhanh ở phần đế của tivi
- Hai chiếc loa bên cạnh màn hình có bộ lọc tiếng rất tốt, mọi âm thanh đều nghe rõ và êm tai.
- Chiếc ti vi giúp cho gia đình gần nhau hơn, mọi người cùng nhau xem thời sự, xem phim, nói cười vui vẻ
- Chiếc tivi mang đến nhiều thông tin bổ ích
3. Kết Bài
Lợi ích của tivi và tình cảm dành cho nó: Chiếc tivi đã gắn liền với tuổi thơ của em, đó là những chương trình ca nhạc, các bộ phim hoạt hình đầy hấp dẫn. Tivi là một người bạn không những cung cấp những thông tin bổ ích đến cho gia đình em mà còn giúp mọi người gần nhau hơn. Em rất yêu quý chiếc tivi nhà em.
>> Chi tiết: Tả chiếc tivi nhà em
Dàn ý Tả cái đồng hồ
1. Mở bài
- Chiếc đồng hồ báo thức là một đồ vật rất tiện ích cho gia đình em.
- Bố mua chiếc đồng hồ này tặng em nhân một chuyến đi công tác vào cuối năm để mừng em lên lớp 4.
2. Thân bài
- Tả mặt trước
- Đồng hồ mang nhãn hiệu ...
- Được cấu trúc như một hình hộp chữ nhật.
- Chiều dài 12 cm, chiều rộng 8 cm, chiều cao 4 cm.
- Thuộc loại đồng hồ để bàn.
- Vỏ được làm bằng nhựa màu cánh gián.
- Mặt số màu trắng, có ghi các số từ 1 đến 12.
- Ngoài mặt số là mặt gương trong suốt.
- Kim giờ ngắn và to, màu đen.
- Kim phút dài và mảnh hơn kim giờ, màu đen pha trắng.
- Kim giây bé nhất màu đỏ, chuyển động nhanh nhất.
- Tả mặt sau
- Phía trên là bộ phận lên dây cót, chuông báo thức.
- Phía dưới là bộ phận để lắp pin.
- Mặt đáy của đồng hồ có bốn chân nhỏ để đứng vững trên bàn.
- Tả hoạt động
- Báo đúng giờ giấc, không nhanh, không chậm.
- Báo thức theo ý muốn của người sử dụng.
- Âm thanh chuyển động nghe tí tách, tí tách.
- Âm thanh báo thức là nhạc chuông trong trẻo.
3. Kết bài
- Đồng hồ rất có ích đối với gia đình em.
- Báo giờ báo thức cho mọi người trong gia đình.
- Nhắc nhở em phải biết quý trọng thời gian, biết dùng thời gian vào những việc có ích.
- Em rất quý chiếc đồng hồ báo thức, xem nó như một tài sản quí của gia đình.
Dàn ý Tả bộ ấm chén
1. Mở bài
- Giới thiệu về bộ ấm trà (bộ ấm trà uống nước hàng ngày của gia đình em).
- Ai mua hoặc ai tặng? (mẹ em mua).
- Mua hoặc tặng vào dịp nào? (mẹ đi siêu thị).
2. Thân bài
- Tả bao quát bộ ấm trà:
- Hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu của cái ấm và những cái chén.
- Tả chi tiết: cấu tạo, chất liệu của cái ấm, nắp ấm, cấu tạo, chất liệu của những cái chén.
3. Kết bài
- Nêu công dụng của của bộ ấm trà.
- Cảm nghĩ của em đối với bộ ấm trà.
Dàn ý Tả chiếc máy tính
1. Mở bài:
- Ở nhà em, cái máy vi tính là vật em yêu thích nhất.
- Ba mua nó từ lúc em vào lớp bốn.
2. Thân bài:
- Tả bao quát chung:
- Vừa như một chiếc ti vi, vừa như một máy hát đĩa lại vừa như một máy đánh chừ.
- Tả từng bộ phận:
- CPU: bộ não của máy vi tính, trông nó như một cái thùng, cũng màu trắng sữa, bên trong toàn là các mạch điện tử và dây cáp điện chằng chịt, phía trước của CPU ngoài công tắc để mở máy còn có một rãnh nhỏ, đó là khe để đưa đĩa mềm vào sử dụng. Bên trên rãnh nhỏ là ổ đĩa CD, bộ phận này khiến máy vi tính giống máy hát đĩa; ấn vào nút nhỏ, một khay chứa đĩa CD chạy ra, bỏ đĩa vào và cho máy chạy. Em xem phim, nghe nhạc, chơi trò chơi thỏa thích.
- Màn hình: giống chiếc ti vi là ở cái màn hình, vỏ bằng nhựa màu trắng sữa, phía trước cũng có các nút điều chỉnh như của ti vi, phía dưới có đế hình vuông khớp với màn hình, nhờ đó màn hình xoay được, không xem được ti vi nhưng xem được các đĩa phim.
- Bàn phím: dẹt, trên bề mặt có các phím chữ, phím số để gõ chữ.
- Con chuột: tên gọi của bộ phận này là do hình dáng của nó, nó hỗ trợ cho bàn phím khi ta làm việc với máy tính, hoặc chơi trò chơi.
- Công dụng cúa máy:
- Máy tính thật là hay, gõ chữ, làm tính, vẽ hình, xem phim, nghe nhạc, đặc biệt làm em mê nhất là chơi trò chơi.
- Sợ em xao lãng việc học, ba má quy định chỉ chơi trò chơi vào các ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày thường chỉ khi học xong mới được chơi khoảng nửa giờ.
3. Kết bài:
- Máy tính quả là một người bạn đa tài, có nó em có thêm một phương tiện giải trí sau các giờ học, em mơ sẽ trở thành một kĩ sư máy tính làm thật nhiều trò chơi bổ ích cho thiếu nhi, ngay từ bây giờ em phải cố gắng học thật giỏi, thật giỏi.
>> Tham khảo: Lập dàn ý cho bài văn miêu tả đồ vật lớp 4, 5
Dàn ý Tả cái bàn học
1. Mở bài:
- Cái bàn em ta là bàn ở lớp hay ở nhà?
- Bàn kê ở đâu?
- Em dùng bàn vào thời gian nào?
2. Thân bài:
- Tả bao quát:
- Bàn kiểu gì?
- Làm bằng loại gỗ gì?
- Còn mới hay cũ?
- Kích thước chung (dài, rộng, cao...) thế nào?
- Tả từng bộ phận:
- Mặt bàn: được làm bằng gì? màu sắc? độ bóng? cách trang trí, hình dáng, kích thước?
- Chân bàn: có mấy cái? độ dài? cách sắp xếp các chân, độ vững chãi?...
- Ngăn bàn: nằm ở đâu? có mấy ngăn? dài, rộng ra sao? dùng để đựng những đồ dùng gì?
3. Kết bài: Việc giữ gìn, sự gắn bó và những kỉ niệm của em đối với cái bàn đó như thế nào?
>> Chi tiết: Lập dàn ý cho bài văn miêu tả cái bàn học của em
—-------------------------------------------------
Ngoài ra, các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm phần Tập làm văn 5 , Giải SGK Tiếng Việt lớp 5 và Giải VBT Tiếng Việt lớp 5 . Đồng thời, để củng cố kiến thức, mời các em tham khảo các phiếu bài tập Đọc hiểu Tiếng Việt 5 , Bài tập Luyện từ và câu 5 , Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 .