Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Toán 12 trang 13 tập 1 Kết nối tri thức

Giải Toán 12 trang 13 Tập 1 Kết nối tri thức hướng dẫn giải chi tiết cho các câu hỏi và bài tập trong SGK Toán 12 Kết nối tri thức tập 1 trang 13. 

Bài 1.1 trang 13 SGK Toán 12 tập 1 KNTT

Tìm các khoảng đồng biến, khoảng nghịch biến của các hàm số có đồ thị như sau:

Hướng dẫn giải:

a) Tập xác định của hàm số là R.

Từ đồ thị hàm số Hình 1.11 suy ra:

  • Hàm số đồng biến trên khoảng (− ∞; 0) và (1; + ∞)
  • Hàm số nghịch biến trên khoảng (0; 1)

b) Tập xác định của hàm số là R.

Từ đồ thị hàm số Hình 1.12 suy ra:

  • Hàm số đồng biến trên khoảng (− 2; 0) và (2; + ∞)
  • Hàm số nghịch biến trên khoảng (- ∞; − 2) và (0; 2).

Bài 1.2 trang 13 SGK Toán 12 tập 1 KNTT

Xét sự đồng biến, nghịch biến của hàm số sau:

a) y=\frac{1}{3}x^3-2x^2+3x+1\(y=\frac{1}{3}x^3-2x^2+3x+1\)

b) y = − x3 + 2x2 − 5x + 3.

Hướng dẫn giải:

a) y=\frac{1}{3}x^3-2x^2+3x+1\(y=\frac{1}{3}x^3-2x^2+3x+1\)

Tập xác định của hàm số là R.

Ta có: y' = x2 − 4x + 3

y' = 0 \Leftrightarrow\(\Leftrightarrow\) x = 1 hoặc x = 3.

Lập bảng biến thiên của hàm số:

Từ bảng biến thiên, ta có:

Hàm số đồng biến trên các khoảng \left(-∞;1\right)\(\left(-∞;1\right)\)\left(3;+∞\right)\(\left(3;+∞\right)\)

Hàm số nghịch biến trên các khoảng (1; 3).

b) y = − x3 + 2x2 − 5x + 3.

Tập xác định của hàm số là R.

Ta có: y' = − 3x2 + 4x − 5

= -3\left(x^2-\frac{4}{3}x+\frac{5}{3}\right)\(-3\left(x^2-\frac{4}{3}x+\frac{5}{3}\right)\)

=-3\left(x-\frac{2}{3}\right)^2-\frac{11}{3} <0\(=-3\left(x-\frac{2}{3}\right)^2-\frac{11}{3} <0\) với mọi x

Hàm số nghịch biến trên R.

Bài 1.3 trang 13 SGK Toán 12 tập 1 KNTT

Tìm các khoảng đơn điệu của các hàm số sau:

a) y=\frac{2x-1}{x+2}\(y=\frac{2x-1}{x+2}\)

b) y=\frac{x^2+x+4}{x-3}\(y=\frac{x^2+x+4}{x-3}\)

Hướng dẫn giải:

a) y=\frac{2x-1}{x+2}\(y=\frac{2x-1}{x+2}\)

Tập xác định của hàm số là R \ {− 2}

Ta có: y\(y'=\frac{2\left(x+2\right)-\left(2x-1\right)}{\left(x+2\right)^2}=\frac{5}{\left(x+2\right)^2} >0\), với mọi x ≠ − 2.

Lập bảng biến thiên của hàm số:

Từ bảng biến thiên, ta có: Hàm số đồng biến trên các khoảng \left(-∞;-2\right)\(\left(-∞;-2\right)\)\left(-2;+∞\right)\(\left(-2;+∞\right)\)

b) y=\frac{x^2+x+4}{x-3}\(y=\frac{x^2+x+4}{x-3}\)

Tập xác định của hàm số là R \ {3}

Ta có: y\(y'=\frac{(2x+1)\left(x-3\right)-\left(x^2+x+4\right)}{\left(x-3\right)^2}=\frac{x^2-6x-7}{\left(x-3\right)^2}\)

y' = 0 \Leftrightarrow\(\Leftrightarrow\) x= − 1 hoặc x = 7

Lập bảng biến thiên của hàm số:

Từ bảng biến thiên, ta có:

Hàm số đồng biến trên các khoảng \left(-∞;-1\right)\(\left(-∞;-1\right)\)\left(7;+∞\right)\(\left(7;+∞\right)\)

Hàm số nghịch biến trên các khoảng (− 1; 3) và (3; 7)

Bài 1.4 trang 13 SGK Toán 12 tập 1 KNTT

Xét chiều biến thiên của các hàm số sau:

a) y=\sqrt{4-x^2}\(y=\sqrt{4-x^2}\)

b) y=\frac{x}{x^2+1}\(y=\frac{x}{x^2+1}\)

Hướng dẫn giải:

a) y=\frac{2x-1}{x+2}\(y=\frac{2x-1}{x+2}\)

Tập xác định của hàm số là R \ {- 2}

Ta có: y\(y'=\frac{2\left(x+2\right)-\left(2x-1\right)}{\left(x+2\right)^2}=\frac{5}{\left(x+2\right)^2} >0\), với mọi x ≠ - 2.

Lập bảng biến thiên của hàm số:

Từ bảng biến thiên, ta có: Hàm số đồng biến trên các khoảng \left(-∞;-2\right)\(\left(-∞;-2\right)\)\left(-2;+∞\right)\(\left(-2;+∞\right)\)

b) y=\frac{x^2+x+4}{x-3}\(y=\frac{x^2+x+4}{x-3}\)

Tập xác định của hàm số là R \ {3}

Ta có: y\(y'=\frac{(2x+1)\left(x-3\right)-\left(x^2+x+4\right)}{\left(x-3\right)^2}=\frac{x^2-6x-7}{\left(x-3\right)^2}\)

y' = 0 \Leftrightarrow\(\Leftrightarrow\) x= - 1 hoặc x = 7

Lập bảng biến thiên của hàm số:

Từ bảng biến thiên, ta có:

Hàm số đồng biến trên các khoảng \left(-∞;-1\right)\(\left(-∞;-1\right)\)\left(7;+∞\right)\(\left(7;+∞\right)\)

Hàm số nghịch biến trên các khoảng (- 1; 3) và (3; 7)

Bài 1.5 trang 13 SGK Toán 12 tập 1 KNTT

Giả sử số dân của một thị trấn sau t năm kể từ năm 2000 được mô tả bởi hàm số

N\left(t\right)=\frac{25t+10}{t+5},\ t\ge0,\(N\left(t\right)=\frac{25t+10}{t+5},\ t\ge0,\)

trong đó N(t) được tính bằng nghìn người.

a) Tính số dân của thị trấn đó vào các năm 2000 và 2015.

b) Tính đạo hàm N'(t) và \lim_{t\rightarrow +\infty} N(t)\(\lim_{t\rightarrow +\infty} N(t)\). Từ đó, giải thích tại sao số dân của thị trấn đó luôn tăng nhưng sẽ không vượt quá một ngưỡng nào đó.

Hướng dẫn giải:

a) Số dân của thị trấn đó vào năm 2000, tức t = 0 là:

N\left(0\right)=\frac{25.0+10}{0+5}=2\(N\left(0\right)=\frac{25.0+10}{0+5}=2\) (nghìn người)

Số dân của thị trấn đó vào năm 2015, tức t = 15 là:

N\left(15\right)=\frac{25.15+10}{15+5}=19,25\(N\left(15\right)=\frac{25.15+10}{15+5}=19,25\) (nghìn người)

b) Ta có N\(N'\left(t\right)=\frac{25\left(t+5\right)-\left(25t+10\right)}{\left(t+5\right)^2}=\frac{115}{\left(t+5\right)^2} >0\) với mọi t.

\lim_{t\rightarrow +\infty} N(t) = \lim_{t\rightarrow +\infty} \frac{25t+10}{t+5}=25\(\lim_{t\rightarrow +\infty} N(t) = \lim_{t\rightarrow +\infty} \frac{25t+10}{t+5}=25\)

Do đó số dân của thị trấn đó luôn tăng nhưng sẽ không vượt quá 25 nghìn người.

-----------------------------------------------

---> Xem thêm: Giải Toán 9 trang 14 tập 1 Kết nối tri thức

Lời giải Toán 12 trang 13 Tập 1 Kết nối tri thức với các câu hỏi nằm trong Bài 1 Tính đơn điệu và cực trị của hàm số, được VnDoc biên soạn và đăng tải!

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
🖼️

Gợi ý cho bạn

Xem thêm
🖼️

Toán 12 Kết nối tri thức

Xem thêm