Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về trò chơi điện tử
Nghị luận xã hội 200 chữ về trò chơi điện tử được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mong rằng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để ôn tập tốt hơn cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây.
Viết đoạn văn 200 chữ về trò chơi điện tử
- I. Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ về trò chơi điện tử
- II. Văn mẫu Nghị luận xã hội 200 chữ về trò chơi điện tử
- Nghị luận xã hội 200 chữ về trò chơi điện tử - Bài làm 1
- Nghị luận xã hội 200 chữ về trò chơi điện tử - Bài làm 2
- Nghị luận xã hội 200 chữ về trò chơi điện tử - Bài làm 3
- Nghị luận xã hội 200 chữ về trò chơi điện tử - Bài làm 4
- Nghị luận xã hội 200 chữ về trò chơi điện tử - Bài làm 5
- Nghị luận xã hội 200 chữ về trò chơi điện tử - Bài làm 6
- Nghị luận xã hội 200 chữ về trò chơi điện tử - Bài làm 7
- Nghị luận xã hội 200 chữ về trò chơi điện tử - Bài làm 8
- Nghị luận xã hội 200 chữ về trò chơi điện tử - Bài làm 9
- Nghị luận xã hội 200 chữ về trò chơi điện tử - Bài làm 10
- Nghị luận xã hội 200 chữ về trò chơi điện tử - Bài làm 11
I. Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ về trò chơi điện tử
Dàn ý Nghị luận xã hội về trò chơi điện tử mẫu 1
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Trò chơi điện tử.
2. Thân bài
a. Thực trạng
Trò chơi điện tử rất phổ biến và là một phương thức giải trí được ưa chuộng. Ngày càng có nhiều em nhỏ trong các độ tuổi khác nhau chơi các trò chơi online.
Mỗi ngày có hàng trăm nghìn tài khoản game được lập ra trong đó có rất nhiều tài khoản của các em học sinh khi game online phát triển cả về hình thức và chất lượng.
Nếu ngày trước, trò chơi điện tử được chơi nhiều trên máy tính thì hiện nay các trò chơi điện tử này lại được phát triển rộng rãi trên điện thoại di động.
b. Nguyên nhân
Sự quản lí lỏng lẻo của cha mẹ: Các bậc phụ huynh bận rộn với công việc nên cách tốt nhất để con em mình ngoan ngoãn nghe lời đó là đưa cho chúng điện thoại hoặc laptop.
Tính tò mò cũng là yếu tố kích thích các em chơi game: thấy người lớn chơi game, nghe bạn bè kể về những câu chuyện trong game,…
c. Hậu quả
Sự ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí tuệ của trẻ.
T rò chơi điện tử còn có thể gây ra các ảo giác khiến các em có những hành vi không đúng đắn: trộm cắp tiền bạc của gia đình để chơi game, giết hại người khác vì tưởng đó là đối thủ của mình trong game…
Ảnh hưởng đến mắt của các em, không ít những trường hợp hiện nay các em học sinh bị cận thị phải đeo kính từ rất sớm.
d. Giải pháp
Mỗi bậc phụ huynh hãy dành nhiều thời gian hơn cho con em của mình; hạn chế tối đa thời gian trẻ sử dụng điện thoại, máy tính, internet,…
Nhà trường và thầy cô cần phối hợp với phụ huynh tổ chức nhiều hơn các hoạt động ngoại khóa cũng như tuyên truyền, giáo dục trẻ về tác hại của trò chơi điện tử.
Pháp luật cũng cần có thêm những quy định về các trò chơi điện tử, đặt ra giới hạn những trò chơi lành mạnh trẻ em được phép chơi và những trò dành cho người lớn.
3. Kết bài
Khái quát lại những tác hại của việc nghiện trò chơi điện tử và rút ra bài học cho bản thân.
Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ về trò chơi điện tử mẫu 2
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn.
Học sinh lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình.
2. Thân bài
a. Thực trạng
Trên thị trường có nhiều trò chơi điện tử khác nhau vô cùng phong phú và đa dạng.
Đối tượng chơi trò chơi điện tử bao gồm nhiều lứa tuổi, tầng lớp khác nhau nhưng giới trẻ luôn chiếm tỉ trọng lớn.
Có nhiều em học sinh tuy tuổi còn nhỏ nhưng đã tiếp cận và sành sỏi với nhiều trò chơi điện tử khác nhau.
b. Nguyên nhân
Sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng internet phổ biến, các em được tiếp xúc với trò chơi từ rất sớm.
Sự quản lí lỏng lẻo từ phía gia đình, bố mẹ không quan tâm nhiều đến con cái.
Do ý thức của mỗi bản thân các em, hiếu thắng, tò mò những trò chơi.
c. Hậu quả
Ảnh hưởng đến thị giác, sức khỏe, tiêu tốn nhiều thời gian.
Đối với học sinh: ảnh hưởng đến kết quả học tập, khi chơi những trò chơi bạo lực còn ảnh hưởng đến việc phát triển nhân cách,…
Gây mất tập trung vào công việc, chất lượng cuộc sống đi xuống.
d. Giải pháp
Mỗi người cần biết tự hạn chế thời gian chơi điện tử của mình sao cho hợp lí nhất để không gây ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc.
Đối với các em học sinh: gia đình và nhà trường cần có biện pháp kiểm soát, giám sát các em trong việc sử dụng internet và chơi các trò chơi điện tử sao cho hợp lí.
e. Mở rộng
Trò chơi điện tử vốn được sản xuất ra với mục đích tốt đẹp và giúp con người thư giãn, giải trí, chính vì vậy, mỗi chúng ta cần phải biết giải trí hợp lí để vừa thư giãn vừa mang lại hiệu quả cho cuộc sống.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: trò chơi điện tử và rút ra bài học, liên hệ bản thân.
II. Văn mẫu Nghị luận xã hội 200 chữ về trò chơi điện tử
Nghị luận xã hội 200 chữ về trò chơi điện tử - Bài làm 1
Ngày nay, khi xã hội càng phát triển có rất nhiều phương tiện để giải trí. Trò chơi điện tử là một trò giải trí được du nhập từ nước ngoài. Vốn dĩ nó được tạo ra nhằm mục đích tốt. Nhưng nhiều học sinh, sinh viên - những đối tượng sử dụng trò chơi điện tử nhiều nhất, đã quá ham mê điện tử mà xao nhãng chuyện học tập gây nên nhiều hậu quả tai hại. Trước hết, cần hiểu trò chơi điện tử (game online) là một dạng giải trí đối với con người sau những giờ học tập và làm việc căng thẳng, mệt mỏi. Nó được sáng tạo ra bởi những người am hiểu công nghệ, có sự sáng tạo và đầu óc tưởng tượng phong phú. Đó không chỉ là trò tiêu khiển của lứa tuổi trẻ em mà còn là người lớn tuổi. Hiện nay, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều những quán internet trên mỗi con đường, thôn xóm. Điều quan trọng là đa phần khách hàng của những quán internet đều là học sinh, sinh viên. Nhiều người đến đây không phải chỉ để tra cứu thông tin phục vụ học tập mà để giải trí bằng những trò chơi điện tử đang rất phổ biến (liên minh huyền thoại, nông trại, thời trang, nấu ăn, đảo rồng…). Cần ý thức được rằng nếu chỉ đơn thuần là chơi để giải trí sẽ không mất quá nhiều thời gian. Nhưng ở đây, nhiều học sinh ngồi trước màn hình máy tính đến hàng giờ và mải chơi đến mức quên ăn, quên ngủ thì đã trở thành tình trạng “nghiện game online”. Thậm chí, nhiều trường hợp còn có những hành vi sai trái như trốn học, ăn trộm tiền của bố mẹ… để đi chơi điện tử. Đó quả thật là một thực trạng đáng ngại trong giới trẻ hôm nay. Vậy nguyên nhân xuất phát từ đâu? Có hai nguyên nhân chính: khách quan và chủ quan. Trước hết, nguyên nhân khách quan xuất phát từ phía gia đình và nhà trường. Nhiều bậc phụ huynh quá bận rộn công việc hoặc nuông chiều mà không nhắc nhở và khuyên răn con cái kịp thời. Nhà trường, thầy cô chưa có sự giám sát chặt chẽ đối với học sinh, sinh viên. Hoặc có thể do sự rủ rê, lôi kéo từ bạn bè. Bên cạnh đó là nguyên nhân chủ quan đến từ ý thức của mỗi cá nhân. Nhiều bạn trẻ quá ham mê những trò chơi tiêu khiển, không hứng thú với công việc học tập. Đôi khi cũng chỉ vì cá nhân đó thích thú với thế giới ảo ở trong game hay mong muốn được chứng tỏ bản thân với bạn bè rằng mình là người giỏi nhất. Dù là do nguyên nhân nào thì cũng tình trạng nghiện game online đều để lại những tai hại cho con người. Việc ngồi trước màn hình vi tính trong một thời gian dài có thể làm cho mắt quá tải, nặng hơn là bị cận thị. Đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần khi lúc nào cũng sống trong thế giới ảo. Ngoài ra, nó còn làm tiền bạc của gia đình một cách vô ích (nhiều trò chơi phải dùng tiền để mua những đồ vật trong game…) có khi còn làm thay đổi nhân cách của con người. Học sinh, sinh viên là những đối tượng chưa làm ra tiền, vì thế để có tiền chơi điện tử nhiều thói hư tật xấu bắt đầu nảy sinh như: nói dối, trộm cắp, lừa lọc, thậm chí còn giết người. Quan trọng nhất là khi ham mê trò chơi điện tử học sinh sẽ xao nhãng việc học, bỏ học, trốn học, không làm bài tập dẫn đến học tập sút kém. Những hình ảnh ở trò chơi điện tử khiến tâm hồn con người bị đầu độc bạo lực, chém giết, bắn phá khiến con người dễ rơi vào thế giới ảo, đầu mưu mô, nhiều thủ đoạn dẫn đến việc luôn luôn tìm mọi cách đối phó với gia đình, bạn bè, thầy cô. Ý thức được sự nguy hiểm của trò chơi điện tử, gia đình và nhà trường cần có sự quan tâm kịp thời đến học sinh, sinh viên - những đối tượng dễ rơi vào tình trạng nghiện game online. Nhưng quan trọng nhất vẫn là ý thức của bản thân mỗi người cần tự mình xác định được nhiệm vụ chính là học tập nâng cao kiến thức, trau dồi kỹ năng và đạo đức để tương lai trở thành những người có ích cho xã hội. Cần tránh xa những lời dụ dỗ của bạn bè mà nên khuyên bảo cũng như tìm ra những trò chơi giải trí lành mạnh hơn để thay thế trò chơi điện tử… Như vậy, tình trạng nghiện game online đã ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của giới trẻ. Vì vậy, mỗi học sinh sinh viên - những con người trẻ tuổi trẻ lòng hãy kiên quyết tránh xa để bản thân ngày một tốt đẹp hơn.
Nghị luận xã hội 200 chữ về trò chơi điện tử - Bài làm 2
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ như hiện nay, trò chơi điện tử càng trở nên phổ biến trong xã hội, đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh, thanh – thiếu niên. Trò chơi điện tử là các trò chơi giải trí được chơi trên các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, smartphone,… Trò chơi điện tử có hình thức khá đa dạng, độ hấp dẫn cao với hệ thống đồ họa kích thích thị giác, thao tác mượt mà, tạo hứng thú cho người chơi.. Như một tờ giấy có hai mặt, trò chơi điện tử khi được con người sử dụng vừa có những lợi ích tích cực, nhưng lại vừa tiềm ẩn những hậu quả tiêu cực. Về mặt tích cực, trò chơi điện tử là một dạng của hoạt động giải trí, giúp con người có thể thư giãn, giảm stress sau những giờ học, giờ làm việc mệt mỏi. Không chỉ vậy, trò chơi điện tử cũng có tác dụng kích thích tư duy, trí não và sự nhay nhạnh, nhạy cảm trong phản xạ của con người. Thế nhưng, do cách sử dụng chưa hợp lý của con người mà vô tình, trò chơi điện tử đã gián tiếp tạo ra những tệ nạn, thói xấu trong xã hội. Có thể lấy ví dụ là tình trạng nghiện game, nghiện chơi điện tử ở lứa tuổi học sinh. Rất nhiều em học sinh dành quá nhiều thời gian cho các trò chơi điện tử, thậm chí bỏ học, trốn học, ăn trộm tiền của bố mẹ, bạn bè để đi chơi điện tử, nạp thẻ game,… Tình trạng này gây ra hậu quả khôn lường, không chỉ ảnh hưởng đến tình hình học tập của học sinh mà còn ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách của con người, an ninh trật tự của xã hội. Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần có cái nhìn đúng đắn về trò chơi điện tử và tạo cho mình lối sống văn minh, cao đẹp.
Nghị luận xã hội 200 chữ về trò chơi điện tử - Bài làm 3
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, bên cạnh những hiệu quả, thành tựu lớn như công nghệ 4.0, tự động hóa,… thì game hay trò chơi điện tử lại nổi lên như một hiện tượng tiêu cực của xã hội, đặc biệt là với học sinh. Game là từ tiếng anh, để chỉ trò chơi điện tử nói chung, nghĩa là các trò chơi sử dụng thiết bị điện tử để tạo ra một hệ thống tương tác mà người chơi có thể chơi. Hiện tượng nghiện game là hiện tượng tâm lí rối loạn, dành quá nhiều đam mê, tâm trí vào các trò chơi điện tử. Hiện tượng nghiện game thường xảy ra ở giới trẻ, đặc biệt là lứa tuổi học sinh, thanh thiếu niên. Biểu hiện của hiện tượng này là người chơi dành quá nhiều thời gian, tiền bạc vào việc chơi game. Ở lứa tuổi học sinh, chúng ta có thể thấy tình trạng các em bỏ học, trốn học, ăn trộm tiền của bố mẹ, bạn bè để chơi game, nạp thẻ vào game,… Nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Game với những đặc điểm nổi trội như đa dạng hình thức, lôi cuốn, hấp dẫn với hệ thống đồ họa, thao tác và cách thức chơi gây tác động mạnh vào thị hiếu của người chơi. Cũng cần xét đến bản thân người chơi chưa có chính kiến, chưa hiểu rõ về hoạt động giải trí dẫn đến việc nghiện game không kiểm soát. Riêng đối với các em học sinh thì nguyên nhân của nghiện game còn đến từ sự thiếu quan tâm của phụ huynh, thầy cô, chưa có phương pháp giáo dục đúng đắn, nghiêm khắc. Game là một trong những hoạt động giải trí được xã hội chấp nhận, thế nhưng nghiện game lại gây ra những hậu quả khôn lường đối với cả bản thân người chơi lẫn xã hội. Chính vì vậy, chúng ta – thế hệ học sinh cần phải hiểu rõ bản chất của game nói riêng và hoạt động giải trí nói chung, sử dụng nó một cách văn minh, hợp lý nhất.
Nghị luận xã hội 200 chữ về trò chơi điện tử - Bài làm 4
Trong cuộc sống thường nhật, có rất nhiều vấn đề nóng nhận được sự quan tâm của dư luận. Một trong số đó phải kể đến là tình trạng nghiện trò chơi điện tử của trẻ em hiện nay.
Thực tế hiện nay thị trường trò chơi điện tử rất phổ biến và là một phương thức giải trí được ưa chuộng. Ngày càng có nhiều em nhỏ trong các độ tuổi khác nhau chơi các trò chơi online. Mỗi ngày có hàng trăm nghìn tài khoản game được lập ra trong đó có rất nhiều tài khoản của các em học sinh khi trò chơi điện tử phát triển cả về hình thức và chất lượng. Nếu ngày trước, trò chơi điện tử được chơi nhiều trên máy tính thì hiện nay các trò chơi điện tử này lại được phát triển rộng rãi trên điện thoại di động. Người chơi không cần phải ra quán net hay phải có máy tính, laptop nữa mà chỉ cần chiếc điện thoại cũng có thể trở thành game thủ chính hiệu.
Nguyên nhân của việc ngày càng nhiều trẻ em nghiện trò chơi điện tử không thể không nhắc đến đó là sự quản lí lỏng lẻo của cha mẹ. Các bậc phụ huynh bận rộn với công việc nên cách tốt nhất để con em mình ngoan ngoãn nghe lời đó là đưa cho chúng điện thoại hoặc laptop. Việc các em thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị này là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc chơi và nghiện trò chơi điện tử. Ngoài sự quản lí lỏng lẻo của phụ huynh thì tính tò mò cũng là yếu tố kích thích các em chơi game: thấy người lớn chơi game, nghe bạn bè kể về những câu chuyện trong game,…
Hậu quả của việc nghiện trò chơi điện tử đầu tiên phải kể đó là sự ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí tuệ của trẻ khi mà trong suy nghĩ của các em lúc nào cũng hướng về game, bỏ qua lời dạy dỗ của thầy cô, cha mẹ. Không những thế, nghiện game còn có thể gây ra các ảo giác khiến các em có những hành vi không đúng đắn, thực tế có nhiều trường hợp trẻ em trộm cắp tiền bạc của gia đình để chơi game, giết hại người khác vì tưởng đó là đối thủ của mình trong game… Bên cạnh đó, việc chơi game nhiều sẽ ảnh hưởng đến mắt của các em, không ít những trường hợp hiện nay các em học sinh bị cận thị phải đeo kính từ rất sớm. Đó là những hậu quả tất yếu của việc nghiện game.
Để khắc phục tình trạng nghiện trò chơi điện tử ở trẻ em cần lắm những sự chung tay của người lớn. Mỗi bậc phụ huynh hãy dành nhiều thời gian hơn cho con em của mình; hạn chế tối đa thời gian trẻ sử dụng điện thoại, máy tính, internet,…Nhà trường và thầy cô cần phối hợp với phụ huynh tổ chức nhiều hơn các hoạt động ngoại khóa cũng như tuyên truyền, giáo dục trẻ về tác hại của trò chơi điện tử. Ngoài ra, pháp luật cũng cần có thêm những quy định về các trò chơi điện tử, đặt ra giới hạn những trò chơi lành mạnh trẻ em được phép chơi và những trò dành cho người lớn để bảo đảm hạn chế cho trẻ chơi các trò chơi bạo lực quá sớm.
Chúng ta cần thẳng thắn phê phán những hành vi cổ vũ các em nhỏ tham gia trò chơi bạo lực để nhằm mục đích tư lợi; phê phán những bậc phụ huynh thiếu sự quan tâm đến con em mình để chúng tự do chơi các trò chơi điện tử không có chọn lọc.
Chơi trò chơi điện tử để giải trí không xấu, nhưng để trẻ em chơi những trò chơi bạo lực và nghiện game là hành vi đáng bị lên án. Mỗi bậc phụ huynh hãy có cách dạy con thông minh để chúng phát triển tốt nhất và trở thành người có ích cho xã hội.
Nghị luận xã hội 200 chữ về trò chơi điện tử - Bài làm 5
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ như hiện nay, trò chơi điện tử càng trở nên phổ biến trong xã hội, đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh, thanh – thiếu niên. Trò chơi điện tử là các trò chơi giải trí được chơi trên các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, smartphone,… Trò chơi điện tử có hình thức khá đa dạng, độ hấp dẫn cao với hệ thống đồ họa kích thích thị giác, thao tác mượt mà, tạo hứng thú cho người chơi.. Như một tờ giấy có hai mặt, trò chơi điện tử khi được con người sử dụng vừa có những lợi ích tích cực, nhưng lại vừa tiềm ẩn những hậu quả tiêu cực. Về mặt tích cực, trò chơi điện tử là một dạng của hoạt động giải trí, giúp con người có thể thư giãn, giảm stress sau những giờ học, giờ làm việc mệt mỏi. Không chỉ vậy, trò chơi điện tử cũng có tác dụng kích thích tư duy, trí não và sự nhay nhạnh, nhạy cảm trong phản xạ của con người. Thế nhưng, do cách sử dụng chưa hợp lý của con người mà vô tình, trò chơi điện tử đã gián tiếp tạo ra những tệ nạn, thói xấu trong xã hội. Có thể lấy ví dụ là tình trạng nghiện game, nghiện chơi điện tử ở lứa tuổi học sinh. Rất nhiều em học sinh dành quá nhiều thời gian cho các trò chơi điện tử, thậm chí bỏ học, trốn học, ăn trộm tiền của bố mẹ, bạn bè để đi chơi điện tử, nạp thẻ game,… Tình trạng này gây ra hậu quả khôn lường, không chỉ ảnh hưởng đến tình hình học tập của học sinh mà còn ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách của con người, an ninh trật tự của xã hội. Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần có cái nhìn đúng đắn về trò chơi điện tử và tạo cho mình lối sống văn minh, cao đẹp.
Nghị luận xã hội 200 chữ về trò chơi điện tử - Bài làm 6
Trò chơi điện tử (game) đang được giới trẻ hết sức ưa chuộng, ra đời với mục đích đem đến sự giải trí cho con người sau những giờ làm việc căng thẳng. Nhưng đối với một bộ phận giới trẻ, trò chơi điện tử đang để lại những hậu quả nghiêm trọng cả về thể chất và tinh thần. Trước hết, khi dành quá nhiều thời gian cho chúng, người chơi sẽ mất đi thời gian để học tập, tham gia các hoạt động xã hội cũng như dễ gặp tật khúc xạ, cột sống. Đồng thời, dưới tác động từ các yếu tố bạo lực, nhân cách của họ – đặc biệt là trẻ chưa đến tuổi vị thành niên – sẽ dễ bị thay đổi, trở nên cộc cằn, hung hãn hơn. Nhưng đó vẫn chưa phải điều kinh khủng nhất, một khi đã nghiện trò chơi điện tử, người chơi sẽ không còn thiết gì đến cuộc sống xung quanh, bỏ bê tất cả công việc và tìm đủ mọi cách để được đắm mình trong thế giới của những “anh hùng, chiến binh, thủ lĩnh”. Chắc hẳn, dư luận xã hội vẫn chưa quên vụ án hai anh em họ ở Thái Nguyên giết bà để lấy tiền chơi game hay việc một nam công nhân giết người yêu để lấy tiền trả nợ do chơi trò chơi điện tử. Đó là những hồi chuông mạnh mẽ, cảnh tỉnh mọi người về mối hiểm họa ẩn tàng trong phương thức giải trí phổ biến bậc nhất hiện nay. Đứng trước hiện tượng này, tất cả chúng ta cần ý thức được tác hại của trò chơi điện tử để tránh sa đà vào nó, tích cực tham gia vào các hoạt động thể chất hoặc dành thời gian cho việc đọc sách. Xây dựng nếp sống lành mạnh, sống gắn bó se chia với những người xung quanh, thoát khỏi sự lệ thuộc vào thế giới ảo. Có như vậy chúng ta mới hạn chế được những tác hại từ trò chơi điện tử.
Nghị luận xã hội 200 chữ về trò chơi điện tử - Bài làm 7
Vài năm gần đây, trò chơi điện tử đã tràn ngập vào nước ta và có những ảnh hưởng nhanh chóng. Không chỉ ở thành phố mà còn phố biến ở nông thôn. Từ người lớn đến trẻ nhỏ, nam hay nữ đều biết tới khái niệm trò chơi điện tử và hẳn đã từng một lần xem, chơi chúng. Do tính hiếu kì, tò mò và sự hấp dẫn của các trò chơi đã cuốn hút người chơi ngay từ thời gian đầu. Nhiều người không thế kìm hãm sự thích thú khi tham gia trò chơi, vậy nên đã tiếp tục chơi với thời gian rất lâu. Hành động đó đã gây nên tình trạng “nghiện game” ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Sự “nghiện” đó đã gây ra những tác hại lớn. Trước hết đó là sự hao tổn sức khoẻ. Ngồi lâu, chăm chú vào màn hình, sức khoẻ giảm sút rõ rệt. Có bạn còn mắc một số bệnh như cận thị, rối loạn thần kinh… Kéo theo là việc học yếu dần. Điều đó không những gây phiền lòng cha mẹ, thầy cô mà nghiêm trọng hơn, nó làm suy hổng vốn kiến thức mà họ đã dày công thu nhập. Nhưng đáng cảnh báo nhất là hiện tượng trộm cắp, các hành vi thuộc nhiều loại tệ nạn xã hội. Từ chỗ trộm cắp chỉ là hành động bước đầu, lâu dần thành bản tính xấu. Hậu quả lớn hơn là dẫn tới nhiều tệ nạn xã hội. Do mâu thuẫn nảy sinh trong các trò chơi giao đấu trực tiếp trên mạng, mâu thuẫn đó sẽ chuyến thành mâu thuẫn thực tế. Cuộc đối đầu ấy đã trở thành một cuộc lăng mạ nhau hay thậm chí gây gổ, đánh đấm bạo lực. Hậu quả thứ ba và cũng là đáng lo ngại nhất, nếu sự việc trên tiếp diễn thì trò chơi điện tử sẽ tạo ra một thế hệ con người chỉ biết ăn chơi mà không lao động. Đó là điều không thế chấp nhận được. Vậy nguyên nhân của hiện tượng trên là do đâu? Ta không phủ nhận sức hấp dần và nhừng lợi ích mà trò chơi điện tử mang lại. Những hiện tượng không đáng có, trên còn là do trách nhiệm của những phụ huynh và ý thức của mỗi học sinh. Nhiều phụ huynh đã đặt toàn bộ niềm tin vào con mình, chỉ biết vùi đầu vào việc kiếm tiền mà xao nhãng việc chăm sóc, dạy dỗ con cái. Song, chúng ta không thê đố lỗi hoàn toàn cho sự thiêu quan tâm, chăm sóc con cái của nhừng bậc làm cha, làm mẹ. Nếu mỗi học sinh chúng ta đều tự nhận thức được cách chơi điện tử lành mạnh, có mức độ thì sẽ không tồn tại nhừng tai tiếng. Vậy chúng ta phải làm gì để ngăn chặn nhừng hậu quả trên? Điều đáng làm hiện nay là giáo dục cho thế hệ trẻ biết mặt hại của trò chơi điện tử, giúp họ tránh tình trạng nghiện chơi, dẫn đến những hậu quả đáng buồn. Nhà trường có thể phối hợp với gia đình, chính quyền địa phương giúp đỡ các bạn nghiện chơi thoát khỏi cạm bẫy. Không nhừng vậy, chúng ta cần yêu cầu toàn bộ các cửa hàng trò chơi điện tử đóng cửa trước 21 giờ, tránh tình trạng học sinh đi chơi thâu đêm, ảnh hưởng tới sức khoẻ và học tập. Thiết thực hơn nữa là nhà nước nên xây dựng các trung tâm giải trí, các trò chơi dân gian để thu hút các bạn trẻ. Như vậy chúng ta có thể tránh được tình trạng gia tăng số lượng con nghiện trò chơi điện tứ. Mỗi chúng ta hãy cảnh giác với trò chơi hấp dẫn nhưng cũng không ít tai hại này.
Nghị luận xã hội 200 chữ về trò chơi điện tử - Bài làm 8
Trò chơi điện tử (game) vốn là một trò giải trí lành mạnh song hiện tượng đam mê trò chơi này mà sao nhãng học hành và gây nhiều hậu quả đã trở thành một vấn đề bức xúc ở lứa tuổi học sinh. Có thể thấy ở khắp các phố phường và các nẻo đường thôn ngõ xóm những quán Internet. Học sinh đến đó không phải để truy cập thông tin phục vụ cho việc học mà để chơi điện tử. Nhiều bạn ngồi hàng giờ, hàng ngày trước màn hình vi tính, mê mẩn với những trò chơi trên máy, quên thời gian thậm chí bỏ học để chơi, trong đầu lúc nào cũng chỉ nghĩ đến các trò chơi và ham muốn chinh phục khám phá nó khiến gương mặt ngơ ngẩn như mất hồn… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó. Do bố mẹ không quan tâm, do buồn, do bạn bè rủ rê, do không tự chủ được bản thân. Song vì lý do nào đi nữa, ham mê trò chơi điện tử cũng là một điều tai hại. Trước hết ngồi quá gần màn hình vi tính trong một thời gian dài có thể làm cho mắt bị cận thị, người mệt mỏi, sức khoẻ bị tổn hại. Không chỉ có thế, ham mê trò chơi điện tử còn dẫn đến sao nhãng nhiệm vụ chính của người học sinh là học tập. Mải chơi, bỏ tiết, trốn học, không hiểu bài, không làm bài tập, học tập sút kém dẫn đến chán học. Như vậy vô tình sự ham chơi nhất thời có thể tự huỷ hoại tương lai của chính bản thân mình. Trò chơi điện tử còn khiến tâm hồn bị đầu độc bởi bạo lực, chém giết, bắn phá, cuốn con người vào một thế giới ảo đầy những mưu mô, thủ đoạn. Hơn nữa ham chơi điện tử còn tiêu tốn tiền bạc một cách vô ích, có khi còn làm thay đổi nhân cách con người. Để có tiền chơi điện tử nhiều thói hư tật xấu bắt đầu nảy sinh như dối trá, thủ đoạn, trộm cắp tiền bạc, tài sản của gia đình, bạn bè. Và không ai có thể lường trước được những hậu quả tai hại khác nếu niềm đam mê kia vẫn còn tiếp diễn. Trò chơi điện tử tai hại như vậy, làm thế nào để ngăn chặn nó? Đây thực sự là một việc khó song không phải là không làm được. Quan trọng nhất là bản thân phải xác định nhiệm vụ chính của mình là học tập, rèn luyện, tu dưỡng, không lãng phí thời gian, sức lực, tiền bạc vào những việc vô bổ, thậm chí là có hại. Chỉ coi trò chơi điện tử như một trò giải trí, tiếp xúc với nó có chừng mực, biết chế ngự và làm chủ bản thân, không để bản thân bị tác động bởi những trò chơi và sự rủ rê của những người bạn xấu. Bên cạnh đó cũng cần có sự quan tâm thường xuyên và sự quản lý chặt chẽ của gia đình nhằm giúp con em mình tránh xa những đam mê tai hại. Nhà trường và xã hội cũng cần có sự phối hợp giáo dục thế hệ trẻ, tạo ra những hoạt động bổ ích, những sân chơi vui tươi lành mạnh để mọi học sinh đều được tham gia.Có như vậy vấn nạn học sinh say mê trò chơi điện tử mới được giải quyết triệt để. Ham chơi điện tử - ham muốn nhất thời mà tác hại không lường hết được.Bởi vậy vì tương lai của chính mình, chúng ta đừng để bản thân vướng vào đam mê chết người đó.
Nghị luận xã hội 200 chữ về trò chơi điện tử - Bài làm 9
Game online thực ra là một trò chơi giải trí lành mạnh giúp cho đầu óc thư giãn và thoải mái sau những căng thẳng. Nhưng hiện nay, game online đối với một số bạn trẻ đã không còn giữ được sự trong sáng đó nữa. Vấn đề nghiện game online đang khiến cho phụ huynh và rất nhiều người khác nhức nhối vì chưa giải quyết triệt để. Game online là những trò chơi qua mạng Internet, với nhiều loại hình khác nhau, thoải mái cho bạn trẻ lựa chọn. Nếu chỉ chơi để giải trí thì nó không ảnh hưởng đến học hành nhưng nếu như nghiện, mê mẩn quá thì sẽ dẫn đến nhiều điều tai hại. Đó là nghiện game. Nghiện game được định nghĩa chính là sa vào trò chơi đó mà không thể thoát ra được, chìm đắm trong thế giới game, sao nhãng việc học tập cũng như khiến cho tinh thần không còn minh mẫn nữa. Hiện nay tình trạng nghiện game online đang diễn ra rất nhiều, đặc biệt ở học sinh, sinh viên. Vì đây là lứa tuổi dễ bị sa vào những trò chơi vô bổ, chưa phải lo nghĩ nhiều đến tương lai, hoặc bị bạn bè dụ dỗ, lôi kéo cùng chơi. Game online nếu chơi không khoa học sẽ bị nghiện, chất nghiện nằm ở trong những trò chơi. Và không phải trò nào cũng có thể gây nghiện được.Những quán game xuất hiện ngày càng nhiều, từ ngoài phố đến trong ngõ, đâu đâu cũng thấy game. Đây là một trong những điểm hút học sinh, sinh viên. Bản thân các em không kiềm chế được sự tò mò, kích thích của trò chơi mà sa vào. Nguyên nhân mà giới trẻ nghiện game xuất phát từ nhiều phía. Bố mẹ không chăm lo quan tâm đến đời sống tinh thần của con cái, nên con cái sẽ tìm đến một thế giới khác để giải tỏa tâm lý. Nhiều bạn trẻ rời nhà lên thành phố học đại học, ba mẹ không quản được, bạn bè lôi kéo nên ngày đêm chìm ngập trong thế giới đó. Bản thân mỗi người nếu không có bản lĩnh và sự kiềm chế thì chắc chắn sẽ bị thế giới ảo này cuốn trôi vào vòng xoáy. Hậu quả của việc nghiện game online thực sự rất đáng ngại. Học tập sa sút nghiêm trọng, bỏ bê việc học, dành thời gian để “cày” game quá nhiều còn dẫn đến đầu óc không còn được tỉnh táo. Tiền mất tật mang, thế giới game sẽ chẳng mang lại cho bạn bất cứ được điều gì có ích, chỉ toàn những điều tai hại. Vậy làm thế nào để kéo những người nghiện game thoát khỏi thế giới ảo đó? Thực ra rất khó để đưa họ ra khỏi thế giới đó, nhưng có thể ngăn ngừa, hạn chế được thói hư này. Động viên, khuyến khích các bạn tham gia những câu lạc bộ tình nguyện để làm phong phú thêm đời sống tinh thần. Đó cũng là một biện pháp bổ ích và thú vị. Hạn chế việc nghiện game thì các bạn trẻ đã tự tạo cho mình một sân chơi lành mạnh để học và chơi hiệu quả, an toàn nhất. Như vậy có thể thấy rằng tình trạng nghiện game online ở giới trẻ đang tăng lên, cần phải tìm cách để có thể hạn chế được thực trạng đáng buồn này.
Nghị luận xã hội 200 chữ về trò chơi điện tử - Bài làm 10
Thế kỉ XXI là thế kỉ của khoa học và công nghệ. Chính vì vậy mà nhu cầu giải trí của con người càng tăng cao. Một trong những hình thức giải trí thu hút được số đông mọi người là trò chơi điện tử. Nhưng hiện nay, một số bạn trẻ đang quá lạm dụng trò chơi điện tử, dẫn tới những hiện tượng không hay xảy ra trong xã hội. Như chúng ta đã biết, trò chơi điện tử đang rất phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Các nước tiên tiến sản xuất trò chơi điện tử từ khi ngành lập trình ra đời và phát triển. Vài năm gần đây, chúng đã du nhập vào nước ta và đã có những ảnh hưởng nhanh chóng. Đi học trên một con phố ở thành phố lớn, ta có thể bắt gặp hàng mấy chục hàng điện tử. Do vậy, số lượng người tham gia chơi cũng không nhỏ. Không chỉ ở thành thị, tuy có quy mô nhỏ hơn nhưng ở nông thôn, trò chơi điện tử cũng khá phổ biến, nhất là với các bạn trẻ. Hiện nay, từ người lớn đến trẻ nhỏ, nam hay nữ đã đều biết tới khái niệm trò chơi điện tử và hẳn đã từng một lần xem, chơi chúng. Chính vì quá phổ biến như vậy mà số lượng những người tham gia chơi điện tử ngày càng tăng. Do tính hiếu kì, tò mò và sự hấp dẫn của các trò chơi đã cuốn hút người chơi ngay từ thời gian đầu. Nhiều người không thể kìm hãm sự thích thú khi tham gia trò chơi, vậy nên đã tiếp tục chơi với thời gian rất lâu. Hành động đó đã gây nên tình trạng “nghiện game” ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Gần đây, trào lưu ấy đang trở nên xấu đi bởi hậu quả của sự “nghiện” đó. Nó ảnh hưởng tới sức khoẻ, dẫn đến kết quả học tập giảm sút. Một số bạn do không đủ tiền để chơi game, còn mắc phải những sai lầm rất đáng tiếc. Hậu quả của sự việc trên là : sau nhiều ngày ngồi lâu, chăm chú vào màn hình máy vi tính, sức khoẻ của nhiều người giảm sút. Nhiều bạn do ham chơi còn mắc một số bệnh như : cận thị, rối loạn thần kinh,… Thậm chí, nếu chơi quá nhiều còn có thể gây hôn mê vì thần kinh làm việc làm việc quá căng thẳng. Kéo theo đó là kết quả học tập yếu dần do dành thời gian cho các trò chơi. Điều đó không những gây phiền lòng cha mẹ và thầy cô giáo, nghiêm trọng hơn, nó đã làm suy hổng thêm vốn kiến thức mà họ đã dày công thu nhập bấy lâu. Nhưng đáng cảnh báo nhất là hiện tượng trộm cắp vặt, các hành vi thuộc nhiều loại tệ nạn xã hội. Tình trạng trộm cắp chỉ là hành động bước đầu khi nhiều người thiếu tiền chơi điện tử. Một hai lần lấy của nhà đì. Lâu dần cũng thành quen, hình thành bản tính xấu trong con người họ. Hậu quả lớn thứ hai của trò chơi điện tử là dẫn tới nhiều tệ nạn xã hội. Nhưng ta biết rằng, hiện nay hình thức chơi điện tử đã cải tiến, đó là người chơi có thể giao đấu trực tiếp với đối thủ nếu cả hai đều ở trên mạng. Nhiều trò chơi hiện đại có thể gia nhập, mọi người có thể biết tới tên tuổi của nhau. Nhưng do mâu thuẫn khi chơi hay nói chuyện, hai địch thủ đối đầu nhai;, không còn qua những trò chơi mà qua thực tế. Cuộc đối đầu ấy đã trở thành một cuộc lăng mạ nhau hay thậm chí gây gổ – đối với một số đối tượng hư hỏng. Từ một một người ngoan ngoãn, hiền lành, khi quá ham mê trò chơi điện tử, rất có thể bạn sẽ trở thành một người hoàn toàn khác. Để khẳng định mình thắng thế, dù ở trong game hay thực tế, họ bất chấp, làm mọi thứ. Cho dù điều đó là phạm pháp. Hậu quả thứ ba và cũng là đáng lo ngại nhất, nếu sự việc trên tiếp diễn thì trò chơi điện tử sẽ tạo ra một thế hệ con người mới, chỉ biết ăn chơi mà không lao động. Đó là điều không thể chấp nhận đối với một nước đang rất cần sự giúp đỡ của thế hệ thành niên để có thể trở thành nước công nghiệp. Vậy nguyên nhân của hiện tượng trên là từ đâu ? Chúng ta không phủ nhận sự hấp dẫn của trò chơi điện tử và lợi ích mà nó mang lại. Thế giới điện tử là nơi người chơi có thể tưởng tượng, mơ ước, từ đó làm giảm đi sự căng thẳng trong công việc. Đó là mục đích mà các nhà phần sản xuất mềm khi tung ra mặt hàng này. Trò chơi điện tử hấp dẫn bởi những hình ảnh sống động cùng với nhiều chi tiết, cốt chuyệrì hay được lồng ghép với nhau. Hình ảnh của chúng thường rất lạ mắt, ngộ nghĩnh, vì vậy mà rất phù hợp với lứa tuổi học sinh. Thường thì các nhà sản xuất phần mềm hay chọn cốt truyện của những tập truyện tranh, truyền thuyết hay nhân vật nổi tiếng để tạo ra những game mới. Do vậy, sự hưởng ứng của người chơi là sẽ rất lớn. Nguyên nhân thứ hai là sự tưởng tượng của người chơi sẽ được kích thích. Ngoài đời họ chỉ là những người bình thường. Nhưng trong một trò chơi, họ sẽ trở thành nhữlng dũng sĩ trừ gian, diệt bạo như một trò chơi hiện nay. Ngoài ra còn có một số trò đòi hỏi người chơi phải tự mày mò cách giả thoát. Nên với mục đích cao cả, nhiều người bất chấp thời gian trôi qua, ngồi miệt mài dán mắt vào màn hình. Muốn chơi điện tử cũng không hẳn là khó, với số tiền khoảng 2000đ một giờ, bất cứ ai cũng có thể tung hoành trong thế giới của riêng mình. Những hiện tượng không đáng có trên còn do trách nhiệm của những phụ huynh và ý thức của mỗi học sinh. Nhiều phụ huynh đã đặt toàn bộ sự tin tưởng vào con mình, chỉ biết vùi đầu vào kinh doanh kiếm tiền mà quên mất việc chăm sóc, dạy dỗ con. Thiếu sự chăm lo của bố mẹ, các bạn đã không biết điểm dừng, vô tư, yên tâm ngồi trong quán điện tử cả ngày mà không sợ bị ai bắt gặp. Nhưng không vì đổ trách nhiệm cho bố mẹ mà tuổi trẻ chúng ta không có lỗi. Do ý thức kém của mỗi học sinh khi chơi cũng như khi học, một số bạn đã mắc phải những sai lầm đáng xấu hổ. Không những coi thường môn học, các bạn còn bị rủ rê mà sao nhãng mất trách nhiệm của mình. Nếu mỗi học sinh chúng ta đều tự nhận thức được cách chơi điện tử lành mạnh, có mức độ, thì sẽ không còn tồn tại những tai tiếng. Trò chơi điện tử thật thú vị nhưng cũng có hại khi chúng ta lạm dụng nó. Vậy chúng ta phải làm gì để ngăn chặn những hậu quả trên ? Điều đáng làm hiện nay là giáo dục cho thế hệ trẻ biết mặt hại của trò chơi điện tử và những vấn đề liên quan, giúp họ tránh tình trạng nghiện chơi, dẫn đến những hậu quả đáng buồn. Nhà trường có thể phối hợp với gia đình, chính quyền địa phương giúp đỡ các bạn trong tình trạng say mê điện tử, thoát ra khỏi cạm bẫy ấy. Không những vậy, chúng ta cần yêu cầu toàn bộ các cửa hàng trò chơi điện tử đóng cửa trước 21 giờ, tránh tình trạng học sinh đi chơi thâu đêm, ảnh hưởng tới sức khoẻ và học tập. Và thiết thực là nhà nước nên xây dựng các trung tâm giải trí, các trò chơi dân gian để thu hút các bạn trẻ. Như vậy chúng ta có thể tránh được tình trạng gia tăng số lượng con nghiện trò chơi điện tử.Trò chơi điện tử thật hấp dẫn, nhưng tác hại mà nó đem lại là không nhỏ. Vì vậy chúng ta hãy thưởng thức nó đúng cách và đúng mực. Hãy cảnh giác với trò chơi hấp dẫn nhưng cũng không ít tai hại này.
Nghị luận xã hội 200 chữ về trò chơi điện tử - Bài làm 11
Trong suốt dòng lịch sử con người, đã có những người phải vất vả chống lại tính nghiện ngập (nào là nghiện rượu, nghiện ma tuý) cũng như những thói quen không thể bỏ được, chẳng hạn như bài bạc. Giờ đây, các nhà tâm lý học ở nhiều quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng lại lưu ý đến tình trạng khẩn cấp phải đối phó của một chứng tật ham mê mới, đó là nghiện Game online. Xã hội càng phát triển thì ngày càng có nhiều trò chơi giải trí ra đời. Bên cạnh nhiều trò giải trí lành mạnh thì không ít những trò chơi bạo lực vẫn tồn tại và không ngừng gia tăng gây nhức nhối cho toàn xã hội. Trên thị trường có nhiều loại Game bạo lực như “Biệt đội thần tốc”, “ Đột kích”, đang làm giới nghiện game lên cơn sốt. Tuy khác nhau về cách chơi nhưng các game trên đều có điểm chung là người chơi nhập vai trực tuyến để chém, bắn và giết người mà không suy nghĩ, chỉ cần giết càng nhiều người càng tốt. Người chơi thắng cảm thấy hả hê vì hạ được nhiều đối thủ, còn kẻ thua thì văng tục chửi thề rồi tìm cách giết lại đối phương. Những hình ảnh “đầu rơi máu chảy” trong trò chơi ăn sâu vào suy nghĩ và nhận thức của nhiều người thuộc giới trẻ. Nên khi đụng chạm thực tế, các bạn ấy dễ hành động như thế giới ảo. Hiện nay, nạn chơi điện tử hay nói cách khác là những trò chơi game online đang ngốn không ít thời gian học tập của các các cô cậu học trò. Mặc dù một số cơ quan nhà nước đã có nhiều biện pháp mạnh để hạn chế nhưng hình như chưa có cách giải quyết thỏa đáng. Các công ty giải trí vẫn không ngừng cung cấp cho cư dân mạng nhiều trò chơi mới mà đã dính vào thì khó có thể bỏ qua. Dạo một vòng quanh các quán Internet ven đường thì ôi thôi, hình ảnh của những cậu học trò mắt dán lên màn hình, miệng văng tục, tay lia lịa khua trên bàn phím đã tạo nên một bức tranh phản cảm và gây “sốc” cho dư luận bởi vì chỉ ham chơi và quá đà mà họ đã đánh mất đi giá trị của người học sinh. Và rất có thể vì “con ma điện tử” mà họ đánh mất đi tương lai đẹp đẽ của chính mình. Game online đang là một hình thức giải trí “hot” nhất, ngày càng chứng tỏ một sức hút mạnh mẽ đến cộng đồng và được ví như một thứ “ma tuý” cuốn người chơi vào vòng xoáy ảo. Đằng sau vòng xoáy của những ma lực do game mang lại là nỗi đau của những người thân và cả nhiều người trong cuộc. Ngoài sự lãng phí quá rõ về thời gian, tiền bạc, chơi game nhiều trên máy tính còn làm hại đôi mắt, làm giảm sút trí lực của những con nghiện. Ngày nay, tỉ lệ trẻ em bị cận thị, nhức đầu, suy giảm trí nhớ, thể lực, tổn thương đôi tay, viêm khớp, béo phì, đang gia tăng mà hậu quả là từ việc ngồi lì bám trụ bên máy tính. Nguy hiểm hơn, các em dễ bị chìm đắm vào thế giới ảo của game. Tuy mọi hành vi là ảo nhưng tác hại của nó lại không hề ảo chút nào. Chơi game không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, thể chất; nghiện game còn dẫn tới độ sa sút trong việc học hành, hạn chế sự giao tiếp giữa người với người. Nguy hại nhất là hậu quả xảy ra khi chơi game quá độ với nhiều chấn thương về tinh thần. Có thể nói, các trò chơi game ở hầu hết các điểm cho thuê máy hiện nay là không lành mạnh, là môi trường dễ xảy ra nhiều xung đột. Thời gian vừa qua, trên một số diễn đàn và trang web cũng có nhiều bài viết về những sự việc đáng tiếc xảy ra xung quanh Game Online như: thiệt mạng sau ba ngày chơi game không nghỉ; thiếu tiền chơi game sẵn sàng cướp của giết người, hay những trường hợp đột quỵ vì chơi game quá độ. Hay như chính trong thực tế, điển hình là N.V.L - học sinh lớp 11 trường THPT T. L là con cả trong gia đình có hai anh em. Suốt chín năm học Tiểu học và THCS, L đều đạt danh hiệu học sinh giỏi, học sinh xuất sắc. Những bức tranh tươi sáng về cậu ta dần chuyển màu sang hướng khác kể từ khi L bắt đầu chơi game online vào đầu năm học lớp 10. L dần nghiện game và bắt đầu bỏ học, nói dối gia đình để xin tiền học thêm Toán, Lý, Hoá. Nhưng thực chất, số tiền mà bố mẹ cho, cậu ta đã “rải” theo bàn phím máy tính. Mỗi ngày L dành bảy đến tám giờ để chơi game. Đến khi phát hiện mọi chuyện, gia đình mới tá hoả. Chưa hết, sau đó vài lần, L còn quát tháo, thậm chí còn dám hành hung mẹ khi bị gia đình quản thúc hoặc không cho cậu ta tiền chơi game. Game không chỉ làm suy đồi nhân cách mà còn huỷ hoại tương lai của cả một đời người. Học sinh, tuổi trẻ là tương lai đất nước. Những với một số lượng lớn những người trẻ tuổi nghiện game như hiện nay, không biết tương lai đất nước sẽ đi về đâu. Từ “chơi cho vui” đến giai đoạn nghiện nặng, dồn tất cả tiền bạc, sức lực, thời gian, cho game online là một khoảng cách khá mong manh. Nghiện game online đến nỗi có hành vi vi phạm pháp luật, suy nhược cơ thể, tê liệt trí óc, không còn là chuyện hiếm. Khi những giọt nước mắt hối hận rơi ra thì đã quá muộn màng. Song muộn còn hơn không. Liệu khi có một ai đó nghiện game thì họ có thể “cai” được không? Đó là một câu không nhỏ đặt ra cho xã hội. Vấn đề thanh thiếu niên ngày càng thích bạo lực không thể đổ toàn bộ lỗi cho họ cũng như game. Cuộc sống hiện đại với vòng quay công việc dẫn đến có rất nhiều cha mẹ không không quan tâm tới việc học cũng như tâm tư tình cảm của con, khiến trẻ chán nản, sa đà vào trò chơi game. Vấn đề giáo dục, quản lý con em trước hết phải từ các bậc cha mẹ. Hơn ai hết, những người làm cha làm mẹ cần hiểu rõ con cái. Để từ đó có thể phòng ngừa, phát hiện sớm và ngăn chặn những thói hư tật xấu đang len lỏi, ăn mòn hành vi, nhân cách con mình em mình. Còn nếu như con em đã nghiện game, cha mẹ cần có sự quan tâm nhiều hơn với con cái, kiểm soát những hành động của con trên Internet và nhất là quy định giờ giấc học tập cũng như giải trí trên mạng của con mình. Gia đình hãy quan tâm, chia sẻ với con cái nhiều hơn, có những định hướng tốt cho các em. Gia đình nên đưa ra những mục tiêu hợp lý cho con em nếu như chúng đã “bị nghiện” game. Chẳng hạn một ngày bình thường chơi tám đến mười tiếng thì cứ giảm dần theo từng ngày, từng tuần và tập trung cho những việc có ích khác như tập thể dục thể thao hoặc tham gia vào các hoạt động xã hội vui tươi lành mạnh. Bên cạnh gia đình, nhà trường và Đoàn thanh niên phải tạo ra nhiều sân chơi bổ ích lành mạnh cho học sinh như: tổ chức ngoại khóa, văn nghệ, thể thao, tuyên truyền giáo dục đạo đức, giúp thanh thiếu niên có nhiều điều kiện thể hiện khả năng, hòa nhập với đời sống thực. Những trường hợp học sinh bỏ học, trốn tiết, nhà trường cần có biện pháp xử lý và nhanh chóng làm việc với gia đình. Giáo dục học sinh ý thức tự giác phát hiện và báo cáo với thầy cô những bạn bỏ học chơi game; đẩy mạnh tuyên truyền mặt trái của game online để học sinh nâng cao nhận thức; động viên, khuyến khích các em “cai nghiện” điện tử. Không chỉ vậy, theo tôi, cộng đồng xã hội cũng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp người nghiện game thoát ra khỏi thế giới ảo. Chính quyền các cấp phải mạnh tay hơn với các quán internet đóng ở gần trường học, tạo thói quen xấu cho học sinh sau khi tan học là “tạt” vào chơi game. Các cơ quan chức năng phải tăng cường công tác quản lý, kiểm tra các dịch vụ internet. Giải pháp căn bản nhất để hạn chế nhược điểm của game online là phải xây dựng một môi trường có đầy đủ chất lượng, an ninh và an toàn. Để ngăn chặn và chấm dứt bạo lực học đường, điều cấp thiết nhất là chấm dứt những game mang tính bạo lực. Nhà nước cần phải có biện pháp để các nhà sản xuất game làm ra những trò chơi bổ ích, có tính chất vừa học vừa chơi, vừa thử thách trí tuệ trẻ; khuyến khích phát triển các game có nội dung liên quan đến giáo dục lịch sử, thông tin khoa học, phổ biến văn hoá và rèn luyện một số kĩ năng cho người chơi. Cũng giống như nghiện rượu hay nghiện ma tuý, nghiện game online đem lại những hậu quả xấu khôn lường về tâm lý, thể xác, trí tuệ và tâm hồn cũng như các mối quan hệ xung quanh. Mỗi thanh thiếu niên học sinh chúng ta cần phát huy sức mạnh của internet, đừng để mặt trái của nó như game online làm hại tới thế hệ công dân.
Mời bạn đọc cùng tải về bản PDF để xem đầy đủ nội dung nhé