Viết đoạn văn về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
Đoạn văn nghị luận về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
- I. Dàn ý Nghị luận xã hội về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
- II. Văn mẫu Nghị luận xã hội 200 chữ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
- Nghị luận xã hội 200 chữ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mẫu 1
- Nghị luận xã hội 200 chữ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mẫu 2
- Nghị luận xã hội 200 chữ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mẫu 3
- Nghị luận xã hội 200 chữ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mẫu 4
- Nghị luận xã hội 200 chữ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mẫu 5
- Nghị luận xã hội 200 chữ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mẫu 6
- Nghị luận xã hội 200 chữ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mẫu 7
- Nghị luận xã hội 200 chữ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mẫu 8
- Nghị luận xã hội 200 chữ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mẫu 9
Nghị luận xã hội 200 chữ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc được VnDoc.com sưu tầm và gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu học Ngữ văn 12 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây.
I. Dàn ý Nghị luận xã hội về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
Dàn ý Nghị luận xã hội về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mẫu 1
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: việc giữ gìn bản sắc dân tộc.
2. Thân bài
a. Giải thích
Bản sắc văn hóa dân tộc: những nét văn hóa từ lâu đời của dân tộc được truyền từ đời này sang đời khác đã trở thành những phong tục tập quán, những đặc trưng vùng miền của cả đất nước ta.
Bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị tạo nên sự khác biệt của mỗi quốc gia, sự phong phú trong lối sống, sinh hoạt tập thể của con người và tạo nên sự đa dạng màu sắc cho cuộc sống.
b. Tầm quan trọng của bản sắc văn hóa dân tộc
Bản sắc văn hóa dân tộc hay cụ thể hơn là văn hóa vùng miền là nơi con người giao lưu văn hóa, cùng nhau tôn vinh vẻ đẹp của quê hương mình, cũng là nơi con người gắn kết với nhau, vui đùa chan hòa sau.
Bản sắc văn hóa dân tộc là những đặc trưng về văn hóa của quốc gia đó, là nét làm cho đất nước mình không bị nhầm lẫn với bất kì đất nước nào khác.
c. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
Mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu.
Nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc.
Học sinh cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu.
Tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà.
3. Kết bài
Khẳng định lại tầm quan trọng của bản sắc văn hóa dân tộc đồng thời rút ra bài học cho bản thân.
Dàn ý Nghị luận xã hội về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mẫu 2
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: việc giữ gìn bản sắc dân tộc.
Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình.
2. Thân bài
a. Thực trạng
Xã hội phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người hòa nhập với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới.
Nhiều bản sắc văn hóa của dân tộc đang ngày bị mai một, giới trẻ ngày càng ít quan tâm, tìm hiểu về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
b. Nguyên nhân
Chủ quan: ý thức của mỗi con người trong việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc chưa cao, họ cho rằng đó là việc của cơ quan Nhà nước, bản thân mình không có trách nhiệm.
Khách quan: do việc tuyên truyền tầm quan trọng của bản sắc văn hóa dân tộc đến người dân chưa thực sự hiệu quả,…
c. Hậu quả
Những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một dần đi, nhiều bản sắc đã và đang dần mất đi, giới trẻ bị thu hẹp tầm hiểu biết về những truyền thống tất yếu của dân tộc mình.
Con người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình.
d. Giải pháp
Mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu.
Nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc.
Học sinh cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu.
Tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà.
3. Kết bài
Khẳng định lại tầm quan trọng của bản sắc văn hóa dân tộc đồng thời rút ra bài học cho bản thân, cho các bạn trẻ.
II. Văn mẫu Nghị luận xã hội 200 chữ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
Nghị luận xã hội 200 chữ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mẫu 1
Mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ lại có một bản sắc, một nét đẹp văn hóa khác nhau. Chúng ta cần phải biết giữ gìn bản sắc văn hóa của mình cũng như quảng bá những nét đắc sắc đó đến với bạn bè năm châu. Bản sắc văn hóa dân tộc là những nét văn hóa từ lâu đời của dân tộc được truyền từ đời này sang đời khác đã trở thành những phong tục tập quán, những đặc trưng vùng miền của cả đất nước ta. Bên cạnh đó, bản sắc văn hóa dân tộc còn là những giá trị tạo nên sự khác biệt của mỗi quốc gia, sự phong phú trong lối sống, sinh hoạt tập thể của con người và tạo nên sự đa dạng màu sắc cho cuộc sống. Bản sắc văn hóa dân tộc có tầm quan trọng lớn lao đối với cuộc sống của mỗi người nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung. Bản sắc văn hóa dân tộc hay cụ thể hơn là văn hóa vùng miền là nơi con người giao lưu văn hóa, cùng nhau tôn vinh vẻ đẹp của quê hương mình, cũng là nơi con người gắn kết với nhau, vui đùa. Bản sắc văn hóa dân tộc còn là những đặc trưng về văn hóa của quốc gia đó, là nét làm cho đất nước mình không bị nhầm lẫn với bất kì đất nước nào khác. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều nét đẹp trong bản sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam ta đang bị mai một, mất dần đi hoặc suy thoái, biến tướng thành nhiều thể loại khác. Chính vì thế, mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải có ý thức tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Mỗi người học sinh cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu, tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà.
Nghị luận xã hội 200 chữ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mẫu 2
Trong thời buổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay. Học sinh chúng ta có nhiều cơ hội hơn để được trau dồi, tiếp thu kiến thức, mở mang tầm hiểu biết và hội nhập với thế giới. Tuy nhiên, để hoàn thiện bản thân mình hơn trong cách sống cũng như tâm hồn, chúng ta cần phải tích cực tìm hiểu, bảo vệ và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Một thực trạng mà ai cũng nhận thấy đó là xã hội đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người hòa nhập, cởi mở hơn với những nền văn hóa mới của nhiều quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, đôi lúc chúng ta lại quên đi, bỏ bê nét đẹp, truyền thống văn hóa của chính đất nước mà chúng ta sinh ra, lớn lên. Nhiều bản sắc đã bị mai một, giới trẻ ngày càng ít quan tâm, tìm hiểu về những truyền thống, bản sắc đó.
Từ sự vô tâm, vô tư đó mà những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một dần đi, nhiều bản sắc đã và đang dần mất đi. Những lễ hội, nhưng cuộc thi dân gian không còn nhận được nhiều sự quan tâm của con người hoặc chỉ mang dáng dấp hình thức. Đối với những bạn trẻ hiện nay, họ không quá mặn mà với những truyền thống, bản sắc đó mà họ hướng đến những thứ hướng ngoại hơn, hiện đại hơn. Chính những điều này đã làm con người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình.
Để giải quyết thực trạng trên, mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Bên cạnh đó, nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Học sinh chúng ta cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu, tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà. Có như vậy, những bản sắc văn hóa dân tộc mới được giữ gìn và duy trì tốt đẹp.
Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là trách nhiệm chung của tất cả những con người Việt Nam mang dòng máu đỏ da vàng chúng ta. Chính vì thế, ta cần có ý thức giữ gìn và phát huy những truyền thống đó để nó ngày càng đẹp đẽ và phát triển rộng rãi hơn.
Nghị luận xã hội 200 chữ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mẫu 3
Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành, phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực còn có mặt tiêu cực của nó đó là nguy cơ xói mòn, phai nhạt và biến dạng hệ thống giá trị trong bản sắc văn hóa dân tộc, sự du nhập của lối sống tư sản, suy giảm thuần phong mĩ tục, sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Những giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc được xây dựng và ghi nhận bởi những chiến công hi sinh thầm lặng của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Nó là kết tinh những gì là tinh túy nhất của dân tộc để rồi chính những giá trị đó lại lung linh tỏa sáng, soi sáng con đường chúng ta đi. Không chỉ bây giờ mà mãi mãi về sau những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc sẽ là hành trang, động lực để cho thanh niên Việt Nam chúng ta tiến vào kỷ nguyên mới tô thắm nên truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc.
Nghị luận xã hội 200 chữ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mẫu 4
Mỗi một quốc gia lại có bản sắc văn hóa dân tộc khác nhau tạo nên sự đa dạng về văn hóa toàn cầu. Là một công dân của đất nước, chúng ta cần có ý thức và trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc, quê hương mình. Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành, phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại. Thế hệ trẻ là những người nắm giữ tương lai của đất nước, bởi vậy, nâng cao ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là một điều vô cùng cần thiết. Mỗi thanh niên, thiếu niên phải thực sự thấy được giá trị của văn hoá dân tộc dù có đi đâu, sống ở nơi nào, con người đó vẫn luôn là người dân nước Việt. Cần phải kế thừa phát huy nhưng đồng thời cũng phải phát triển nó lên bằng cách kết hợp có lựa chọn với những yếu tố văn hoá mới tích cực. Từ đó hình thành một nền văn hoá Việt Nam vừa truyền thống, vừa hiện đại, đa dạng, vừa thống nhất, đảm bảo được yêu cầu "hoà nhập nhưng không hoà tan" trong một thời đại mới. Thực hiện điều này là trọng trách, là nghĩa vụ của mỗi công dân, của mỗi thanh, thiếu niên hôm nay.
Nghị luận xã hội 200 chữ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mẫu 5
Mỗi một quốc gia có một bản sắc văn hóa dân tộc riêng biệt. Là công dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, chúng ta cần có ý thức bảo vệ, gữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Bản sắc văn hóa dân tộc chính là những nét văn hóa từ lâu đời của dân tộc được truyền từ đời này sang đời khác đã trở thành những phong tục tập quán, những đặc trưng vùng miền của cả đất nước ta. Bên cạnh đó, bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị tạo nên sự khác biệt của mỗi quốc gia, sự phong phú trong lối sống, sinh hoạt tập thể của con người và tạo nên sự đa dạng màu sắc cho cuộc sống. Bản sắc văn hóa dân tộc hay cụ thể hơn là văn hóa vùng miền là nơi con người giao lưu văn hóa, cùng nhau tôn vinh vẻ đẹp của quê hương mình, cũng là nơi con người gắn kết với nhau, vui đùa chan hòa sau. Bản sắc văn hóa dân tộc là những đặc trưng về văn hóa của quốc gia đó, là nét làm cho đất nước mình không bị nhầm lẫn với bất kì đất nước nào khác. Mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Ngoài ra, nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Là một người học sinh, chúng ta cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu, tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà. Mỗi người một hành động nhỏ tạo nên hiệu ứng lớn, mỗi chúng ta hãy thay đổi bản thân ngay từ hôm nay.
Nghị luận xã hội 200 chữ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mẫu 6
Trong thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa, Bác Hồ đã căn dặn: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Quả thực, đấu tranh cho bản sắc dân tộc cũng là một khía cạnh của bảo vệ độc lập của đất nước. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc chính là nhiệm vụ hàng đầu của thế hệ trẻ ngày nay. Văn hóa là một phạm trù rất rộng, bao gồm cả những giá trị vật chất và tinh thần của con người. Ngôn ngữ, trang phục, hội họa, âm nhạc, phong cách sống,…đều là văn hóa. Bản sắc văn hóa dân tộc chính là những nét riêng trong đời sống văn hóa, giúp phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Giữ gìn bản sắc đồng nghĩa với trân trọng, gìn giữ và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống. Việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc là trách nhiệm của mỗi con người trong bất cứ thời đại nào. Tuy nhiên, hiện nay điều này đang trở thành nhiệm vụ cấp bách hơn bao giờ hết. Toàn cầu hóa đang nối liền các nền văn hóa trên thế giới, cho con người cơ hội giao lưu, cởi mở. Để có thể tiếp thu tinh hoa tri thức nhân loại mà không trở thành những kẻ “mất gốc”, sính ngoại, cực đoan thì ta cần biết phát huy lòng tự tôn dân tộc, đề cao bản sắc. Giữ gìn bản sắc cho thấy tình yêu quê hương đất nước, tinh thần trách nhiệm, lòng biết ơn của mỗi con người. Đó là cách ta khẳng định vị thế quốc gia và của chính bản thân mình khi đứng trước thế giới rộng lớn. Văn hóa dễ đi vào lòng người, hấp dẫn công chúng nên đấu tranh trên mặt trận văn hóa cũng vô cùng cam go. Ngày nay, đa phần các bạn trẻ đều ý thức được nghĩa vụ của mình trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc. Người trẻ biết đề cao tinh thần đoàn kết dân tộc, tận dụng mọi lợi thế để quảng bá vẻ đẹp của quê hương, xây dựng hình ảnh con người Việt Nam thân thiện – tài giỏi trong mắt bạn bè quốc tế. Thế hệ trẻ có quan điểm rõ ràng trong việc tiếp thu văn hóa nước ngoài, dựa trên gốc rễ dân tộc mà học tập. Văn hóa dân gian ngày càng được đề cao, làm mới mà không mất đi giá trị cốt lõi. Trong chương trình Rap Việt, các rapper như Melodic, Double2T đã đưa hình ảnh làng quê, vùng núi của Việt Nam vào những tiết mục của mình và nhận được sự ủng hộ của khán giả. Ngược lại, vẫn có một bộ phận người trẻ có tư duy bảo thủ, không chịu đổi mới hoặc coi thường truyền thống, đi ngược lại với thuần phong mỹ tục. Hành trình phát triển của đất nước là câu chuyện hàng ngàn năm. Đất nước độc lập, tự do thì con người mới hạnh phúc. Chính vì vậy, mỗi cá nhân cần nhận thức rõ ràng về trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ, nâng tầm bản sắc văn hóa dân tộc.
Nghị luận xã hội 200 chữ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mẫu 7
Con người không chỉ được sinh ra và lớn lên dựa trên những yếu tố vật chất mà còn phải dựa trên những giá trị tinh thần bên trong. Đây chính là lý do tại sao giới trẻ ngày nay cần phải có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Bản sắc văn hóa dân tộc bao gồm những giá trị văn hóa từ lâu đời được truyền từ đời này sang đời khác. Nó bao gồm các phong tục tập quán và đặc trưng vùng miền của đất nước, đóng vai trò quan trọng trong tạo nên sự khác biệt và phong phú trong lối sống, sinh hoạt tập thể của con người. Bản sắc văn hóa dân tộc cũng là nơi để con người giao lưu văn hóa, tôn vinh vẻ đẹp của quê hương mình, cùng nhau gắn kết và vui đùa chan hòa sau. Đặc biệt, bản sắc văn hóa dân tộc là những đặc trưng về văn hóa của mỗi quốc gia, tạo nên sự đa dạng màu sắc cho cuộc sống và giúp đất nước không bị nhầm lẫn với bất kỳ quốc gia nào khác. Trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là trách nhiệm chung của mọi người, đặc biệt là giới trẻ. Vì vậy, học sinh cần tích cực tìm hiểu và giữ gìn những giá trị văn hóa dân tộc, đồng thời phát huy giá trị đó trong giao tiếp với bạn bè năm châu. Đồng thời nhà trường cũng cần tổ chức nhiều hoạt động để tuyên truyền và mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Từ đó, giá trị văn hóa của dân tộc sẽ không bị mai một và được lưu truyền cho những thế hệ sau.
Nghị luận xã hội 200 chữ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mẫu 8
Đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề vô cùng quan trọng. Ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thanh thiếu niên Việt Nam được biểu hiện ở nhiều phương diện: cách sống, lối sống, quan niệm, suy nghĩ, ở hoạt động, nói năng, ăn mặc, ứng xử.... Văn hoá dân tộc là cội rễ bền vững của tâm hồn mỗi con người, không lớn lên và bám chắc vào cội rễ đó, mỗi con người chỉ còn là một cá nhân lạc loài giữa cộng đồng của mình. Bản sắc văn hoá là linh hồn, là gương mặt riêng của mỗi dân tộc, là yếu tố quan trọng để khẳng định vị thế của dân tộc đó ở giữa cộng đồng thế giới. Đánh mất bản sắc riêng trong nền văn hoá của mình là đánh mất quá khứ, mất lịch sử, mất cội nguồn và chúng ta chỉ còn là một con số không ở giữa nhân loại. Rất nhiều thanh, thiếu niên Việt Nam không nắm được lịch sử dân tộc dù đã được học rất nhiều, trong khi đó lại thuộc lòng vanh vách tiểu sử, đời tư của các diễn viên, ca sĩ. Tất cả đều là biểu hiện của một sự thiếu ý thức trong giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Có hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên. Về phía khách quan, đó chính là tác động của môi trường sống, của bối cảnh thời đại. Thời đại đất nước mở cửa giao lưu, hội nhập với thế giới cho nên văn hoá bên ngoài theo đó mà tràn vào Việt Nam. Đâu đâu cũng có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của một thứ văn hoá mới, hiện đại và đầy quyến rũ. Về chủ quan, thế hệ trẻ ngày nay ít quan tâm để ý đến vấn đề bản sắc văn hoá. Họ thiếu ý thức giữ gìn, bởi thực chất là họ không hiểu được bản sắc văn hoá dân tộc là gì và cũng không cần hiểu. Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là đóng góp có ý nghĩa đầu tiên cho đất nước mà mỗi thanh thiếu niên có thể làm và hãy làm bắt đầu từ việc điều chỉnh, uốn nắn chính những hành vi, ý thức của bản thân mình.
Nghị luận xã hội 200 chữ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mẫu 9
Bản sắc văn hóa là thiêng liêng, quý giá, nó tạo nên nét đặc thù của mỗi dân tộc. Nó dược hình thành trong lịch sử lâu dài của một dân tộc, đúc kết tư kinh nghiệm sống, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nó tồn tại tự nhiên, được biểu hiện ra bề ngoài nhưng cũng có thể ẩn sâu trong tâm hồn con người. Giữ gìn bản sắc văn hóa là một yêu cầu vừa lâu dài vừa cấp thiết. Cần phải có kế hoạch và giải pháp đổng bộ về bảo tồn về phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam. Trước hết, mỗi người cẩn nhận thức được văn hoá dân tộc là cội rễ bền vững của tâm hồn mỗi con người, không lớn lên và bám chắc vào cội rễ đó, mỗi con người chỉ còn là một cá nhân lạc loài giữa cộng đồng của mình. Đánh mất bản sắc riêng trong nến văn hoá của minh là đánh mất quá khứ, mất lịch sử, mất cội nguồn, sẽ bị hòa tan trong những nền văn hoá khác trong điều kiện giao lưu quốc tế mở rộng như hiện nay. Do vậy, việc tìm hiểu, giữ gìn những giá trị nhân văn trong văn hoá truyền thống chính là quá trình nhận chân những giá trị của dân tộc Việt nhằm giúp chúng ta tự tin hơn về những gì mình đá có, đang có và tiếp tục phát huy nó trong cuộc sống hiện tại.
Nghị luận xã hội 200 chữ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mẫu 10
Trong thời đại hiện nay, khi mà thế giới đang hội nhập về kinh tế, văn hóa và nhiều lĩnh vực khác, việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trở nên vô cùng quan trọng. Việt Nam là một đất nước với nhiều dân tộc, với các giá trị văn hóa đặc trưng riêng của từng dân tộc. Chính những giá trị văn hóa này đã tạo nên nét đẹp và sức hấp dẫn riêng của văn hóa Việt Nam. Để giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, chúng ta cần hiểu rõ những giá trị cốt lõi, đặc trưng của từng dân tộc và quyết tâm bảo vệ và phát huy những giá trị này. Văn hoá dân tộc Việt Nam được đánh giá là giản dị nhưng tinh tế và sâu sắc. Từ các nét đặc trưng như: ẩm thực, trang phục, nghệ thuật, tôn giáo, lễ hội, tập quán... đã tạo nên bộ môn đồ sộ, đa dạng và sâu sắc của văn hoá dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, với sự phát triển của xã hội, nhiều giá trị văn hóa đang dần bị lãng quên hoặc bị xóa bỏ để thích nghi với những môi trường mới. Điều này đẩy ta phải có những cách tiếp cận mới để duy trì và phát triển các giá trị văn hóa của dân tộc. Đồng thời, cần phải thúc đẩy các hoạt động tìm hiểu và giới thiệu văn hóa dân tộc cho người dân trong nước và quốc tế. Để giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, chúng ta cần phải thực hiện đúng các chính sách và biện pháp của Nhà nước trong việc bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc. Các cơ quan quản lý văn hóa cần có trách nhiệm đưa ra các giải pháp cụ thể và hiệu quả để giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc. Đồng thời, người dân cũng cần tham gia và đóng góp công sức vào việc tuyên truyền nhằm gìn giữ và phổ biến những giá trị văn hoá của dân tộc Việt Nam đến bạn bè quốc tế.
Mời các bạn cùng tải về bản PDF để xem đầy đủ nội dung