Toán lớp 5 trang 172 Luyện tập (tiếp theo)

Giải bài tập trang 172 SGK Toán 5: Luyện tập (tiếp theo) bao gồm đáp án và hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập SGK giúp các em học sinh ôn tập các dạng bài tập về hình học tính diện tích theo các dữ kiện cho trước. Sau đây mời các em cùng tham khảo chi tiết hướng dẫn giải bài Luyện tập – SGK toán 5 (bài 1, 2, 3 trang 172/Toán 5) dưới đây.

>> Bài trước: Toán lớp 5 trang 171, 172 Luyện tập (tiếp theo)

1. Giải Toán lớp 5 trang 172 bài 1

Câu 1: Một nền nhà hình chữ nhật có chiều dài 8m, chiều rộng bằng \frac{3}{4} chiều dài. Người ta dùng các viên gạch hình vuông cạnh 4dm để lát nền nhà đó, giá tiền mỗi viên gạch là 20 000 đồng. Hỏi lát cả nền nhà thì hết bao nhiêu tiền mua gạch? (Diện tích phần mạch vữa không đáng kế).

Tóm tắt

Nền nhà hình chữ nhật

Chiều dài: 8 m

Chiều rộng: \frac{3}{4}chiều dài

Viên gạch hình vuông cạnh 4 dm

1 viên gạch: 20 000 đồng

Nền nhà: ... đồng?

Hướng dẫn giải

- Tính chiều rộng nền nhà = chiều dài × \frac{3}{4}.

- Tính diện tích nền nhà = chiều dài × chiều rộng.

- Tính diện tích 1 viên gạch hình vuông = cạnh × cạnh.

- Tính số viên gạch cần dùng = diện tích nền nhà : diện tích 1 viên gạch.

- Số tiền mua gạch = giá tiền 1 viên gạch × số viên gạch cần dùng.

Đáp án

Chiều rộng nền nhà là:

8\times\frac{3}{4}=\ 6\ \left(m\right)

Nền nhà hình chữ nhật có chiều rộng = 6m; chiều dài = 8m nên:

Diện tích nền nhà là:

chiều dài x chiều rộng = 8 x 6 = 48 (m2)

48m2 = 4800dm2.

Viên gạch hình vuông có cạnh = 4dm nên

Diện tích một viên gạch là:

4 x 4 =16 (dm2)

Diện tích nền nhà gấp diện tích viên gạch số lần là:

4800 : 16 = 300 (lần)

Số viên gạch cần lát là: 300 viên gạch

Mỗi viên gạch có giá = 20000 đồng.

Số tiền lát cả nền nhà là:

20000 x 300 = 6000000(đồng)

Đáp số: 6000000 đồng.

2. Giải Toán lớp 5 trang 172 bài 2

Câu 2: Một thửa ruộng hình thang có trung bình cộng hai đáy là 36m. Diện tích thửa ruộng đó bằng diện tích một mảnh đất hình vuông có chu vi 96m.

a) Tính chiều cao của thửa ruộng hình thang.

b) Biết hiệu hai đáy là 10m, tính độ dài mỗi cạnh đáy của thửa ruộng hình thang.

Hướng dẫn giải

- Tính độ dài cạnh mảnh đất hình vuông = chu vi : 4.

- Tính diện tích mảnh đất hình vuông = cạnh × cạnh.

Từ đó ta có diện tích thửa ruộng hình thang.

- Tính tổng độ dài 2 đáy = trung bình cộng 2 đáy × 2.

- Tính chiều cao hình thang = diện tích × 2 : tổng độ dài 2 đáy.

- Tìm độ dài hai đáy theo bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó:

Số lớn = (Tổng + Hiệu) : 2 ; Số bé = (Tổng – Hiệu) : 2

Đáp án

a) Mảnh đất có cho vi bằng 96m. Áp dụng công thức: Phình vuông = a x 4 nên a = P : 4

Cạnh mảnh đất hình vuông là:

96 : 4 = 24 (m)

Shình vuông = a x a

Diện tích mảnh đất hình vuông là:

24 x 24 = 576 (m2)

576m2 cũng là diện tích của thửa ruộng hình thang.

Shình thang = nửa tổng 2 đáy x chiều cao, nên chiều cao = S : nửa tổng 2 đáy

Chiều cao của thửa ruộng hình thang là: 576 : 36 = 16 (m)

b) Tổng độ dài hai đáy của thửa ruộng hình thang là: 36 x 2 = 72 (m)

Ta có sơ đồ

Giải Toán lớp 5

Độ dài đáy bé của thửa ruộng hình thang là:

(72 – 10) : 2 = 31 (m)

Độ dài đáy lớn của thửa ruộng hình thang là:

72 – 31 = 41 (m)

Đáp số: a) 16m ; b) 41m, 31m.

3. Giải Toán lớp 5 trang 172 bài 3

Câu 3: Hình chữ nhật ABCD gồm hình thang EBCD và hình tam giác ADE có kích thước như hình dưới đây:

Giải bài tập trang 172 SGK Toán 5

a) Tính chu vi hình chữ nhật ABCD.

b) Tính diện tích hình thang EBCD.

c) Cho M là trung điểm của cạnh BC. Tính diện tích hình tam giác EDM.

Hướng dẫn giải

Áp dụng các công thức:

- Chu vi hình chữ nhật = (chiều dài + chiều rộng) × 2.

- Diện tích tam giác = độ dài đáy × chiều cao : 2.

- Diện tích hình thang = (đáy lớn + đáy bé) × chiều cao : 2.

Đáp án

a) Hình chữ nhật có chiều dài là 84cm, chiều rộng là 28 cm. Áp dụng công thức:

Pchữ nhật = (a + b) x 2

Chu vi hình chữ nhật ABCD là:

(84 + 28) x 2 = 224 (cm)

b) Hình thang có đáy bé là 28cm, đáy lớn là 84 cm. Áp dụng công thức:

Shình thang = (đáy bé + đáy lớn) : 2 x h

Diện tích hình thang EBCD là:

\dfrac{(28 + 84)}{2} × 28 = 1568\;(cm2)

c) Ta có BM = MC = 28 : 2 = 14 (cm)

Diện tích hình tam giác EBM là:

\dfrac{28 \times 14}{2} = 196\;(cm2)

Diện tích tam giác DMC là:

\dfrac{84 \times 14}{2} = 588\;(cm2)

Diện tích hình tam giác EDM là: Shình thang – (SEBM + SDMC) = 1568 – (196 + 588) = 784 (cm2)

Đáp số: a) 224cm; b) 1568cm2; c) 784cm2

Bài tiếp theo: Giải bài tập trang 173, 174, 175 SGK Toán 5: Ôn tập về biểu đồ

4. Bài tập hình học lớp 5

Toàn bộ phần Toán lớp 5 trang 172: Luyện tập (tiếp theo) bao gồm các bài tập tự luyện SGK có phương pháp giải và lời giải chi tiết cho từng dạng bài tập cho các em học sinh tham khảo, nắm được cách giải các dạng toán có lời văn, toán có nội dung hình học: tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình vuông, hình chữ nhật, hệ thống lại các kiến thức Toán 5 chương 5 Ôn tập cuối năm. Tham khảo và luyện tập bài tập SBT Toán 5 và Toán lớp 5 VNEN tương ứng để biết thêm các cách giải bài tập toán ôn tập tổng hợp học kì 1, 2. Hy vọng với những tài liệu này, các em học sinh sẽ học tốt môn Toán lớp 5 hơn mà không cần sách giải. Chúc các bạn học tốt.

Xem thêm:

Ngoài các dạng bài tập SGK Toán 5, các em học sinh lớp 5 còn có thể tham khảo lời giải hay Lý thuyết Toán lớp 5, Vở bài tập Toán lớp 5, Bài tập Toán lớp 5, Trắc nghiệm Toán lớp 5.

5. Đề thi cuối học kì 2 lớp 5 Tải nhiều

Đánh giá bài viết
1.328 417.791
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hoàng Minh Hùng
    Hoàng Minh Hùng

    <3

    Thích Phản hồi 24/04/22
    • Tâm Tinh
      Tâm Tinh

      <3

      Thích Phản hồi 09/05/22
      • Đức Lại
        Đức Lại

        Bài 3 sao ko lấy S hình chữ nhật abcd - S tứ giác EBDC để ra S tam giác EDM hả ad ???

        Thích Phản hồi 21:28 14/05

        Giải bài tập Toán lớp 5

        Xem thêm