Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Thể tích hình hộp chữ nhật

Hình hộp chữ nhật là 1 trong những hình thường gặp nhất trong thực tế, đa số các đồ vật đều có dạng hình hộp chữ nhật hoặc tương tự hình hộp chữ nhật. Nếu nắm 1 chút các công thức về hình học bạn hoàn toàn có thể suy ra được công thức tính thể tích cũng như tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật 1 cách dễ dàng dựa vào công thức tính diện tích hình chữ nhật và chu vi hình chữ nhật. Mời các bạn cùng tham khảo công thức về thể tích, diện tích hình hộp chữ nhật sau đây.

1. Hình hộp chữ nhật là gì?

Hình hộp chữ nhật là một hình trong không gian 3 chiều, trong đó mọi mặt của nó đều là hình chữ nhật. Hình hộp chữ nhật có 6 mặt, 8 đỉnh, và 12 cạnh. Nếu gọi 2 mặt bất kì đối diện nhau là mặt đáy, thì 4 mặt còn lại mà mặt bên của hình hộp chữ nhật.

Công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật

2. Công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật

Thể tích hình hộp chữ nhật bằng tích của chiều dài nhân chiều rộng nhân chiều cao của hình.

Thể tích hình hộp chữ nhật là lượng không gian mà hình chiếm, được tính bằng tích của diện tích đáy và chiều cao:

V = a x b x h

Trong đó:

  • V là thể tích hình hộp chữ nhật.
  • a là chiều dài hình hộp chữ nhật.
  • b là chiều rộng hình hộp chữ nhật.
  • h là chiều cao hình hộp chữ nhật.

3. Công thức tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật

Có thể dễ thấy diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật sẽ bằng tổng diện tích của 6 mặt của hình hộp cộng lại. Trong đó cứ 2 mặt đối có diện tích bằng nhau nên chúng ta có thể suy ra diện tích là:

Stoanphan = Sxungquanh + S2day

Stoanphan = 2h (a + b) + 2 ab

Trong đó:

  • S là diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật
  • a là chiều dài hình hộp chữ nhật.
  • b là chiều rộng hình hộp chữ nhật.
  • h là chiều cao hình hộp chữ nhật.

4. Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật

Thực ra kiến thức này có thể ít bắt gặp nhưng mình cũng liệt kê luôn để các bạn dễ theo dõi. Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật bằng tổng diện tích 4 mặt xung quanh của hình trừ 2 mặt đáy nên chúng ta có:

Sxungquanh = 2h (a + b)

Trong đó:

  • S là diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật
  • a là chiều dài hình hộp chữ nhật.
  • b là chiều rộng hình hộp chữ nhật.
  • h là chiều cao hình hộp chữ nhật.

5. Công thức tính đường chéo của hình hộp chữ nhật

Công thức tính đường chéo hình hộp chữ nhật

Công thức như sau:

Công thức tính đường chéo hình chữ nhật

Trong đó:

  • D là độ dài đường chéo
  • a là độ dài hình hộp chữ nhật
  • b là chiều rộng hình hộp chữ nhật
  • h là chiều cao của hình hộp chữ nhật

6. Các bước tính thể tích hình hộp chữ nhật

Để tính thể tích hình hộp chữ nhật bất kì, bạn cần xác định các đại lượng có trong công thức tính. Ví dụ, bạn muốn tính thể tích chứa nước của một cái hồ nước có dạng hình hộp chữ nhật, các bạn cần thực hiện các bước sau:

Hình hộp chữ nhật

Áp Dụng: Tính thể tích nước có thể chứa trong hồ nước (trên hình)

5.1. Xác định chiều dài của hình hộp chữ nhật

Chiều dài là cạnh dài nhất của mặt phẳng hình chữ nhật nằm phía trên hoặc phía dưới của hình hộp chữ nhật. Bạn có thể dùng thước dây để đo cạnh dài nhất của mặt hồ nước, ví dụ: chiều dài = 5 m.

5.2. Xác định chiều rộng của hình hộp chữ nhật

Chiều rộng là cạnh ngắn nhất của mặt phẳng hình chữ nhật nằm bên trên hay bên dưới của hình hộp chữ nhật. Bạn có thể dùng thước dây để đo cạnh ngắn nhất của mặt hồ nước, ví dụ: chiều rộng = 3 m.

5.3. Xác định chiều cao của hình hộp chữ nhật

Chiều cao là cạnh đứng vuông góc với chiều dài và chiều rộng của hình hợp chữ nhật. Bạn có thể do chiều cao của hồ nước bằng thước dây, ví dụ: chiều cao = 1,5 m.

5.4. Tính tích số của ba đơn vị chiều dài, chiều rộng và chiều cao.

Bạn có thể nhân 3 đại lượng chiều rộng, chiều dài và chiều cao tùy ý, không cần quan tâm đến thứ tự trước, sau. Áp dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật cho hồ nước trên, ta có:

V = a.b.h = 5 (m) x 3 (m) x 1,5 (m) = 22,5 (m3)

Kết luận: Hồ nước có thể chứa được thể tích nước là 22,5 (m3).

7. Ví dụ minh họa 

Ví dụ 1. Cho hình hộp chữ nhật như phía dưới có chiều dài 8 cm, chiều rộng 5 cm, chiều cao 6 cm. Tính thể tích, diện tích toàn phần của hình này.

Công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật, diện tích hình hộp chữ nhật

Chúng ta sẽ có:

Thể tích hình hộp V = 8 X 5 X 6 = 240 cm³

Diện tích toàn phần A (toàn phần) = 2 x (6 X 8 + 6 X 5 + 8 X 5) = 236 cm²

Diện tích xung quanh A (xung quanh) = 2 x (6 X 8 + 6 X 5) = 156 cm²

Ví dụ 2.

Cho một phòng học hình hộp chữ nhật có chiều dài là 7m, chiều rộng là 5m và chiều cao của phòng học là 4m. Tính diện tích toàn phần của căn phòng đó?

Bài giải:

Diện tích xung quanh của phòng học đó là:

2 x 4 x (7 + 5) = 96 (m2)

Tổng diện tích hai đáy của căn phòng đó là:

2 x 7 x 5 = 70 (m2)

Diện tích toàn phần của căn phòng đó là:

96 + 70 = 166 (m2)

Đáp số: 166 m2

Ví dụ 3. Cho tấm bìa hình hộp chữ nhật có chiều dài 15cm, chiều rộng 9cm, chiều cao 12cm. Tính thể tích của tấm bìa hình hộp chữ nhật đó?

Bài giải:

Thể tích của tấm bài hình hộp chữ nhật đó là:

15 x 9 x 12 = 420 = 1620 (cm3)

Đáp số: 672 cm3

8. Hỏi đáp về Thể tích hình hộp chữ nhật

  1. Hình hộp chữ nhật có kích thước
  1. Dài, rộng
  2. Dài, cao
  3. Rộng, cao
  4. Dài, rộng, cao

Đáp án:

Hình hộp chữ nhật có các kích thước là: Chiều dài, chiều rộng và chiều cao.

=> Chọn D

Trên đây là toàn bộ Công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật, diện tích hình hộp chữ nhật gồm các công thức tính và ví dụ minh họa kèm theo ví dụ và đáp án cho các em học sinh tham khảo, củng cố các dạng bài tập về tính Thể tích hình hộp chữ nhật, tính diện tích,.. chuẩn bị cho các bài thi, bài kiểm tra trong năm học.

Tham khảo thêm

Chia sẻ, đánh giá bài viết
243
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo viên

    Xem thêm