Toán lớp 5 trang 145, 146: Luyện tập chung
Toán lớp 5 trang 145 146
Giải bài tập trang 145, 146 SGK Toán 5: Luyện tập chung bao gồm đáp án và hướng dẫn giải chi tiết tương ứng với từng bài tập SGK Toán 5. Lời giải hay bài tập Toán 5 này được cô Hoàng Yến hướng dẫn chi tiết sẽ giúp các em học sinh ôn tập các dạng bài tính vận tốc, quãng đường, thời gian và nắm chắc cách giải cho từng dạng bài tập. Sau đây mời các bạn cùng tham khảo chi tiết lời giải.
Hướng dẫn giải bài Luyện tập chung – SGK toán 5 (bài 1, 2, 3, 4 SGK Toán lớp 5 trang 145, 146). Các em học sinh cùng so sánh đối chiếu đáp án sau đây.
Toán lớp 5 Luyện tập chung trang 145 Bài 1
a) Một người đi xe đạp từ B đến C với vận tốc 12km/giờ, cùng lúc đó một người đi xe máy từ A cách B là 48 km với vận tốc 36km/giờ và đuổi theo xe đạp (xem hình dưới đây). Hỏi kể từ lúc bắt đầu đi, sau mấy giờ xe máy đuổi kịp xe đạp?
b) Một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc 12km/giờ. Sau 3 giờ một xe máy cũng đi từ A đến B với vận tốc 36 km/giờ. Hỏi kể từ lúc xe máy bắt đầu đi, sau bao lâu xe máy đuổi kịp xe đạp?
Hướng dẫn giải
a) Hai vật chuyển động cùng chiều và xuất phát cùng lúc:
Bước 1: Tính số ki-lô-mét mà mỗi giờ xe máy gần xe đạp.
Bước 2: Tính thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp = khoảng cách ban đầu giữa hai xe: số ki-lô-mét mà mỗi giờ xe máy gần xe đạp.
b) Hai vật chuyển động cùng chiều và xuất phát không cùng lúc:
Bước 1: Tính số ki-lô-mét xe đạp đi trước xe máy (chính là quãng đường xe đạp đi được trong 3 giờ).
Bước 2: Tính số ki-lô-mét mà mỗi giờ xe máy gần xe đạp.
Bước 3: Tính thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp = số ki-lô-mét xe đạp đi trước xe máy: Số ki-lô-mét mà mỗi giờ xe máy gần xe đạp.
Đáp án
Sau mỗi giờ xe máy gần xe đạp là:
36 – 12 = 24 km
Thời gian đi để xe máy đuổi kịp xe đạp là:
48 : 24 = 2 giờ
b) Xe đap đi trước xe máy quãng đường là:
12 x 3 = 36 km
Sau mỗi giờ xe máy đến gần xe đạp là:
36 – 12 = 24 (km).
Thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp là:
36 : 24 = 1,5 (giờ)
1,5 giờ = 1 giờ 30 phút.
Đáp số: 1 giờ 30 phút.
Toán lớp 5 Luyện tập chung trang 146 Bài 2
Loài báo gấm có thể chạy với vận tốc 120km/giờ. Hỏi vận tốc đó báo gấm chạy trong \(\frac{1}{25}\) giờ được bao nhiêu ki-lô-mét?
Tóm tắt
Vận tốc: 120km/giờ
Thời gian: \(\frac{1}{25}\) giờ
Quãng đường: ?km
Hướng dẫn giải
Muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian.
Đáp án
Báo gấm chạy trong \(\frac{1}{25}\) giờ được số ki-lô-mét là:
120× \(\frac{1}{25}\) = \(\frac{24}{5}\) =4,8(km)
Đáp số: 4,8km.
Toán lớp 5 Luyện tập chung trang 146 Bài 3
Một xe máy đi từ A lúc 8 giờ 37 phút với vận tốc 36 km/giờ. Đến 11 giờ 7 phút một ô tô cũng đi từ A đuổi theo xe máy với vận tốc 54km/giờ. Hỏi ô tô đuổi kịp xe máy lúc mấy giờ
Hướng dẫn giải
Hai xe chuyển động cùng chiều và xuất phát không cùng lúc. Để giải bài này ta có thể làm như sau:
Bước 1: Tính thời gian xe máy đi trước ô tô = 11 giờ 7 phút - 8 giờ 37 phút = 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ.
Bước 2: Tính số ki-lô-mét ô tô đi trước xe máy (chính là quãng đường xe máy đi được trong 2,5 giờ).
Bước 3: Tính số ki-lô-mét mà mỗi giờ ô tô gần xe máy.
Bước 4: Tính thời gian đi để ô tô đuổi kịp xe đạp = số ki-lô-mét ô tô đi trước xe máy : số ki-lô-mét mà mỗi giờ ô tô gần xe máy.
Bước 5: Thời gian lúc ô tô đuổi kịp xe máy = thời gian lúc ô tô xuất phát + thời gian đi để ô tô đuổi kịp xe máy.
Đáp án
Thời gian xe máy đi trước ô tô là:
11 giờ 7 phút – 8 giờ 37 phút = 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ.
Đến 11 giờ 7 phút xe máy đã đi được quãng đường là:
36 x 2,5 = 90 (km)
Sau mỗi giờ, ô tô đến gần xe máy là:
54 – 36 = 18 (km).
Thời gian để ô tô đuổi kịp xe máy là:
90 : 18 = 5 (giờ).
Ô tô đuổi kịp xe máy lúc:
11 giờ 7 phút + 5 giờ = 16 giờ 7 phút (hay 4 giờ 7 phút chiều).
Đáp số: 16 giờ 7 phút.
>> Bài tiếp theo: Giải bài tập trang 147, 148 SGK Toán 5: Ôn tập về số tự nhiên
Bài tập Toán chuyển động lớp 5
- Bài tập Toán chuyển động lớp 5
- Một số cách giải bài Toán chuyển động lớp 5
- Phương pháp giải bài toán chuyển động ngược chiều và gặp nhau lớp 5
- Phương pháp giải bài toán chuyển động cùng chiều và gặp nhau lớp 5
- Giải Toán lớp 5 VNEN bài 96: Bài toán về chuyển động cùng chiều
- Giải Toán lớp 5 VNEN bài 95: Bài toán về chuyển động ngược chiều
- Bài tập toán chuyển động trên dòng nước lớp 5
>> Bài liên quan: Giải vở bài tập Toán 5 tập 2 bài 138: Luyện tập chung chương 4
Lý thuyết Toán 5: Chuyển động cùng chiều
1. Công thức
Vận tốc vật thứ nhất kí hiệu là v1
Vận tốc vật thứ hai kí hiệu là v2
Nếu hai vật chuyển động cùng chiều cách nhau quãng đường S cùng xuất phát cùng môt lúc thì thời gian để chúng đuổi kịp nhau là:
t = S : (v1 – v2)
Nếu vật thứ hai xuất phát trước một thời gian to sau đó vật thứ nhất mới xuất phát thì thời gian vật thứ nhất đuổi kịp vật thứ hai là:
t = v2 × to : (v1 – v2)
Với v2 × to là quãng đường vật thứ hai xuất phát trước vật thứ nhất trong thời gian to.
2. Các dạng bài tập
- Dạng 1: Tìm thời gian đi để hai xe gặp nhau
Thời gian đi để gặp nhau = Quãng đường : hiệu hai vận tốc
- Dạng 2: Tìm độ dài quãng đường (khoảng cách ban đầu giữa hai xe)
Quãng đường = hiệu hai vận tốc × thời gian đi để gặp nhau
- Dạng 3: Tìm hiệu hai vận tốc
Hiệu hai vận tốc = Quãng đường : thời gian đi để gặp nhau
Chú ý: Đề bài thường cho tỉ số giữa hai vận tốc hoặc tổng hai vận tốc, từ đó ta áp dụng bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số hoặc tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số để tìm vận tốc của mỗi xe.
- Dạng 4: Xác định đia điểm gặp nhau cách A hoặc cách B bao nhiêu
Phương pháp: Vẽ sơ đồ chuyển động của hai vật, tìm thời gian đi để hai xe gặp nhau từ đó xác định khoảng cách giữa điểm gặp nhau và A hoặc B là quãng đường xe nào đã đi.
Trắc nghiệm Luyện tập chung chương 4
Ngoài các dạng bài tập Toán 5 như trên, các em học sinh lớp 5 còn có thể tham khảo lời giải hay Vở bài tập Toán lớp 5; Trắc nghiệm Toán lớp 5.