Vở bài tập Toán lớp 5 bài 93 Luyện tập chung
Vở bài tập toán lớp 5 bài 93
Giải vở bài tập Toán 5 bài 93: Luyện tập chung trang 7, 8 Vở bài tập Toán 5 tập 2 có đáp án chi tiết cho từng bài tập giúp các em học sinh ôn tập, củng cố các dạng bài tập về cách tính diện tích hình tam giác, diện tích hình thang. Các lời giải bám sát chương trình học, mời các em cùng tham khảo lời giải chi tiết.
Bài tập Toán lớp 5 bài 93 là Hướng dẫn giải vở bài tập Toán lớp 5 tập 2 trang 7, 8. Lời giải bao gồm các câu hỏi có đáp án chi tiết cho từng câu để các em học sinh so sánh đối chiếu với bài làm của mình. Các bậc Phụ huynh cùng tham khảo hướng dẫn con em học tập ôn luyện, củng cố tại nhà.
Vở bài tập toán lớp 5 tập 2 bài 93 Câu 1
Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp:
Diện tích hình tam giác có:
a. Độ dài đáy 10cm, chiều cao 8cm là: ……………………
b. Độ dài đáy 2,2dm, chiều cao 9,3cm là: …………………
c. Độ dài đáy \(\frac{4}{5}\)m, chiều cao \(\frac{5}{8}\)m là: …………………
Phương pháp giải:
Muốn tính diện tích hình tam giác ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2.
Đáp án
Diện tích hình tam giác có:
a. Độ dài đáy 10cm, chiều cao 8cm là:
Diện tích hình tam giác là: 10 ⨯ 8 : 2 = 40cm2
b. Độ dài đáy 2,2dm, chiều cao 9,3cm là:
2,2dm = 22cm
Diện tích hình tam giác là: 22 ⨯ 9,3 : 2 = 102,3cm2
c. Độ dài đáy 4/5m, chiều cao 5/8m là:
Diện tích hình tam giác là: \(\frac{4}{5}\times\frac{5}{8}:\ 2\ =\frac{1}{4}\) m2
Vở bài tập toán lớp 5 tập 2 bài 93 Câu 3
Diện tích của hình thang ABCD lớn hơn diện tích của hình tam giác MDC bao nhiêu xăng-ti-mét vuông (xem hình vẽ bên) ?
Phương pháp giải:
- Diện tích hình tam giác = độ dài đáy × chiều cao : 2.
- Diện tích hình thang = (đáy lớn + đáy bé) × chiều cao : 2.
- Hiệu hai diện tích = Diện tích hình thang ABCD – Diện tích hình tam giác MDC
Đáp án
Bài giải
Diện tích tam giác MDC:
6,8 ⨯ 2,5 : 2 = 8,5 (cm2)
Diện tích hình thang ABCD:
\(\frac{\left(3,2+6,8\right)\times2,5}{2}=12,5\)cm2
Diện tích hình thang ABCD lớn hơn diện tích hình tam giác MDC là:
12,5 – 8,5 = 4cm2
Đáp số: 4cm2
Vở bài tập toán lớp 5 tập 2 bài 93 Câu 3
Khoanh vào chữ đặt dưới hình có diện tích khác với diện tích của ba hình còn lại:
Phương pháp giải
Tính diện tích các hình theo các công thức bên dưới, sau đó so sánh kết quả với nhau :
- Diện tích hình vuông = cạnh × cạnh.
- Diện tích hình chữ nhật = chiều dài × chiều rộng.
- Diện tích hình tam giác = độ dài đáy × chiều cao : 2.
- Diện tích hình thoi = độ dài đường chéo thứ nhất × độ dài đường chéo thứ hai : 2.
Đáp án
Diện tích các hình:
Hình A : 4,5 ⨯ 4,5 = 20,25cm2
Hình B: 9 ⨯ 6,3 = 56,7cm2
Hình C: 9 ⨯ 12,6 : 2 = 56,7 cm2
Hình D: 13,5 ⨯ 8,4 : 2 = 56,7cm2
Do đó, hình có diện tích khác với diện tích của ba hình còn lại là hình A.
Vậy khoanh vào hình A.
Vở bài tập toán lớp 5 tập 2 bài 93 Câu 4
Một hình chữ nhật có chiều dài 16m, chiều rộng 10m. Nếu chiều dài tăng thêm 4m thì diện tích của hình chữ nhật sẽ tăng lên bao nhiêu phần trăm?
Phương pháp giải:
- Tính diện tích hình chữ nhật ban đầu và hình chữ nhật mới theo công thức :
Diện tích = chiều dài chiều rộng.
- Để tìm tỉ số phần trăm giữa diện tích hình chữ nhật mới và hình chữ nhật cũ ta tìm thương giữa diện tích hình chữ nhật mới và hình chữ nhật cũ, sau đó nhân thương tìm được với 100 và viết thêm kí hiệu % vào bên phải.
- Tìm số phần trăm tăng thêm ta lấy tỉ số phần trăm giữa diện tích hình chữ nhật mới và hình chữ nhật cũ trừ đi 100%.
Bài giải
Diện tích hình chữ nhật cho ban đầu là:
16 ⨯ 10 = 160 (m2)
Sau khi tăng thêm 4m thì chiều dài mới là:
16 + 4 = 20 (m)
Diện tích của hình chữ nhật mới là:
20 ⨯ 10 = 200 (m2)
Tỉ số phần trăm giữa diện tích hình chữ nhật mới và hình chữ nhật cũ là:
200 : 160 = 1,25 = 125%
Diện tích hình chữ nhật mới tăng lên:
125% - 100% = 25%
Đáp số: 25%
>> Bài tiếp theo: Giải vở bài tập Toán 5 bài 94: Hình tròn. Đường tròn
Lý thuyết: Diện tích hình thang
Quy tắc: Muốn tính diện tích hình thang, ta tính tổng độ dài đáy lớn và đáy nhỏ rồi nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2
Công thức: \(S=\frac{\left(a+b\right)\times h}{2}\) hoặc S = (a + b) ⨯ h : 2
Trong đó:
- S là diện tích hình thang
- a là đáy lớn, b là đáy nhỏ của hình thang
- h là chiều cao của hình thang
Ví dụ 1: Tính diện tích hình thang có độ dài hai đáy lần lượt là 15cm và 19cm, chiều cao là 9cm
Cách giải: Áp dụng quy tắc tính diện tích hình thang
Bài giải:
Diện tích của hình thang đó là:
\(\frac{\left(15+19\right)\times9}{2}\) = 153 (cm2)
Hoặc: (15 +19) ⨯ 9 : 2 =153 (cm2)
Đáp số: 153cm2
Ví dụ 2: Tính diện tích hình thang có độ dài hai đáy lần lượt là 3m và 25dm, chiều cao là 12dm
Cách giải:
- Đổi các đơn vị đo độ dài về cùng một đơn vị đo
- Áp dụng quy tắc tính diện tích hình thang
Bài giải:
Đổi 3m = 30dm
Diện tích của hình thang đó là:
\(\frac{\left(30+25\right)\times12}{2}=270\ \left(cm^2\right)\)
Hoặc: (30 + 25) ⨯ 12 : 2 = 270 (cm2)
Đáp số: 270cm2
>> Xem đầy đủ Lý thuyết: Hình thang. Diện tích hình thang
..............
Ngoài ra, các em học sinh lớp 5 còn có thể tham khảo Giải bài tập SGK Toán 5: Luyện tập chung và chuẩn bị ôn thi hiệu quả đề thi học kì 1 lớp 5 hay đề thi học kì 2 lớp 5 đầy đủ các môn học Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa học, Lịch sử - Địa lí đạt hiệu quả cao mà VnDoc.com đã sưu tầm và chọn lọc.