Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Vở bài tập Toán lớp 5 bài 129: Luyện tập chung

Giải vở bài tập Toán 5 bài 129: Luyện tập chung là lời giải Vở bài tập Toán 5 tập 2 trang 59, 60 có đáp án chi tiết. Các đáp án sau đây sẽ giúp các em học sinh luyện tập, tổng hợp các dạng bài tập về nhân, chia, cộng trừ số đo thời gian và giải các dạng bài tập liên quan. Mời các em cùng tham khảo chi tiết.

Bài tập Toán lớp 5 bài 129 là Hướng dẫn giải vở bài tập Toán lớp 5 tập 2 trang 59, 60. Lời giải bao gồm các câu hỏi có đáp án chi tiết cho từng câu để các em học sinh so sánh đối chiếu với bài làm của mình. Các bậc Phụ huynh cùng tham khảo hướng dẫn con em học tập ôn luyện, củng cố tại nhà.

Vở bài tập toán lớp 5 tập 2 bài 129 Câu 1

Đặt tính rồi tính:

a. 12 ngày 12 giờ + 9 ngày 14 giờ

b. 8 phút 21 giây – 8 phút 5 giây

c. 15 giờ 2 phút – 9 giờ 15 phút

Phương pháp giải:

*) Phép cộng:

- Đặt tính thẳng hàng và thực hiện tính như đối với phép cộng hoặc các số tự nhiên.

- Khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng.

- Nếu số đo thời gian ở đơn vị bé có thể chuyển đổi sang đơn vị lớn thì ta thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn.

*) Phép trừ:

- Đặt tính thẳng hàng và thực hiện tính như đối với phép trừ các số tự nhiên.

- Khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng.

- Nếu số đo theo đơn vị nào đó ở số bị trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì cần chuyển đổi 1 đơn vị hàng lớn hơn liền kề sang đơn vị nhỏ hơn rồi thực hiện phép trừ như bình thường.

Đáp án

Đặt tính như sau

Giải vở bài tập Toán 5

Vậy

a. 12 ngày 12 giờ + 9 ngày 14 giờ = 22 ngày 2 giờ

b. 8 phút 21 giây – 8 phút 5 giây = 16 giây

c. 15 giờ 2 phút – 9 giờ 15 phút = 5 giờ 47 phút

Vở bài tập toán lớp 5 tập 2 bài 129 Câu 2

Tính:

2 giờ 23 phút ⨯ 5

6 phút 43 giây ⨯ 5

2,5 phút ⨯ 6

10 giờ 42 phút : 2

22,5 giờ : 6

Phương pháp giải:

*) Phép nhân:

- Đặt tính thẳng hàng và thực hiện tính như đối với phép nhân các số tự nhiên.

- Khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng.

- Nếu số đo thời gian ở đơn vị bé có thể chuyển đổi sang đơn vị lớn thì ta thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn.

*) Phép chia:

- Ta đặt tính như đối với phép chia các số tự nhiên.

- Chia từng số đo ở số bị chia cho số chia (theo thứ tự từ trái sang phải).

- Khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng.

Đáp án

Đặt tính như sau

Giải vở bài tập Toán 5

Vậy

2 giờ 23 phút ⨯ 5 = 11 giờ 55 phút

6 phút 43 giây ⨯ 5 = 33 phút 35 giây

2,5 phút ⨯ 6 = 15 phút

10 giờ 42 phút : 2 = 5 giờ 21 phút

22,5 giờ : 6 = 3,75 giờ

Vở bài tập toán lớp 5 tập 2 bài 129 Câu 3

Một cái bể dạng hình hộp chữ nhật có các kích thước trong lòng bể là: chiều dài 4m, chiều rộng 3,5m và chiều cao 3m. Trong bể, người ta quét xi măng mặt đáy và bốn mặt xung quanh, mỗi mét vuông hết 1,5 phút. Hỏi phải mất bao nhiêu thời gian để quét xi măng xong cái bể đó?

Phương pháp giải:

- Tính diện tích xung quanh = chu vi đáy × chiều cao,

- Tính diện tích mặt đáy = chiều dài × chiều rộng.

- Tính diện tích cần quét xi măng = diện tích xung quanh + diện tích mặt đáy.

- Thời gian để quét xi măng xong cái bể = thời gian để quét xong 1 mét vuông × diện tích cần quét xi măng.

Bài giải

Diện tích xung quanh cái bể :

Sxq = (4 + 3,5) ⨯ 2 ⨯ 3 = 45 (m2)

Thời gian cần để quét xi măng xong 4 mặt xung quanh cái bể:

45 ⨯ 1,5 = 67,5 (phút)

Diện tích mặt đáy cái bể:

4 ⨯ 3,5 = 14 (m2)

Thời gian cần để quét xi măng xong mặt đáy cái bể:

14 ⨯ 1,5 = 21 (phút)

Thời gian cần để quét xi măng xong cái bể:

67,5 + 21 = 88,5 (phút)

Đáp số: 88,5 phút

Vở bài tập toán lớp 5 tập 2 bài 129 Câu 4

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Một ô tô đi từ Hà Nội lúc 11 giờ trưa và đến Vinh lúc 5 giờ 30 phút chiều. Dọc đường ô tô dừng ở Ninh Bình và Thanh Hóa mỗi nơi 15 phút.

Hỏi không kể thời gian dừng dọc đường, ô tô đi hết quãng đường từ Hà Nội đến Vinh mất bao nhiêu thời gian?

A. 4 giờ 30 phút

B. 6 giờ 30 phút

C. 6 giờ 15 phút

D. 6 giờ

Phương pháp giải:

- Đổi : 5 giờ 30 phút chiều = 17 giờ 30 phút.

- Tìm thời gian ô tô chạy từ Hà Nội đến Vinh gồm cả thời gian dừng dọc đường = thời gian lúc ô tô đến Vinh – thời gian ô tô xuất phát đi từ Hà Nội.

- Tìm tổng thời gian ô tô dừng lại = thời gian ô tô dừng ở Ninh Bình + thời gian ô tô dừng ở Thanh Hóa.

- Tìm thời gian ô tô đi từ Hà Nội đến Vinh không kể thời gian dừng = thời gian ô tô chạy từ Hà Nội đến Vinh gồm cả thời gian dừng – tổng thời gian ô tô dừng lại.

Đáp án

Giải vở bài tập Toán 5

Đổi 5 giờ 30 phút chiều = 17 giờ 30 phút

Thời gian ô tô chạy từ Hà Nội đến Vinh gồm cả thời gian dừng là:

17 giờ 30 phút – 11 giờ = 6 giờ 30 phút

Thời gian ô tô dừng ở Ninh Bình và Thanh Hóa là:

15 phút + 15 phút = 30 phút

Thời gian ô tô đi từ Hà Nội đến Vinh không kể thời gian dừng là:

6 giờ 30 phút – 30 phút = 6 giờ

Vậy chọn đáp án D.

>> Bài tiếp theo: Giải vở bài tập toán lớp 5 tập 2 bài 130: Vận tốc

Lý thuyết: Cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian

1. Cộng số đo thời gian

- Đặt tính thẳng hàng và thực hiện tính như phép cộng các số tự nhiên.

- Sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng.

- Nếu số đo thời gian ở đơn vị bé có thể chuyển đổi sang đơn vị lớn thì ta thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn.

2. Trừ số đo thời gian

- Đặt tính thẳng hàng và thực hiện tính như phép trừ các số tự nhiên.

- Sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng.

- Nếu số đo theo đơn vị nào đó ở số bị trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì cần chuyển đổi đơn vị hàng lớn hơn liền kề sang đơn vị nhỏ hơn rồi thực hiện phép trừ như bình thường.

3. Nhân số đo thời gian với một số

- Đặt tính thẳng hàng và thực hiện tính như phép nhân các số tự nhiên.

- Sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng.

- Nếu số đo thời gian ở đơn vị bé có thể chuyển đổi sang đơn vị lớn thì ta thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn .

4. Chia số đo thời gian cho mốt số

- Thực hiện tính như phép chia các số tự nhiên.

- Chia từng số đo ở số bị chia cho số chia (theo thứ tự từ trái sang phải).

- Khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng.

Trắc nghiệm Cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian

Trắc nghiệm Trừ số đo thời gian

Trắc nghiệm Cộng số đo thời gian

Trắc nghiệm Nhân, chia số đo thời gian với một số:

Ngoài ra, các em học sinh lớp 5 còn có thể tham khảo Giải Toán lớp 5 trang 137, 138: Luyện tập chung.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
797
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Phanhữuthanhvinh
    Phanhữuthanhvinh

    How are you


    Thích Phản hồi 27/03/22
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải Vở bài tập Toán lớp 5

    Xem thêm