Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Hóa 10 Bài 35: Bài thực hành số 5 Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Giải Hóa 10 Bài 35: Bài thực hành số 5 Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh, nội dung tài liệu sẽ là nguồn thông tin hữu ích để phục vụ các bạn học sinh học tập hiệu quả hơn môn Hóa học lớp 10.

A. Nội dung bài thực hành 5 Hóa 10

1. Thí nghiệm 1: Điều chế - chứng minh tính khử của hidro sunfua

Dụng cụ, hóa chất:

Dụng cụ: ống nghiệm, nút cao su, ống vuốt nhọn ngắn, giá đỡ, que đóm, đèn cồn,...

Hóa chất: dung dịch HCl, FeS.

Cách tiến hành:

Lắp dụng cụ điều chế khí H2S như hình vẽ

Cho dung dịch HCl khoảng 1/3 ống nghiệm, sau đó thêm FeS, đậy nút cao su.

Chờ khoảng 15 – 30s đốt khí thoát ra từ ống vuốt nhọn.

Hiện tượng: H2S thoát ra có mùi trứng thối. H2S cháy trong không khí ngọn lửa màu xanh.

Phương trình hóa học

2HCl + FeS → FeCl2 + H2S.

2H2S + O2 → 2S + 2H2O.

S là chất khử, O là chất oxi hóa.

2. Thí nghiệm 2: Tính khử của lưu huỳnh đioxit

Dụng cụ, hóa chất:

Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, ống dẫn khí, giá đỡ,...

Hóa chất: dung dịch H2SO4, Na2SO3, dung dịch Br2.

Cách tiến hành:

Dẫn khí lưu huỳnh đioxit vào dung dịch brom.

Hiện tượng: Mất màu dung dịch brom.

Phương trình hóa học 

Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + SO2.

SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr+ H2SO4.

S là chất khử, Br là chất oxi hóa.

3. Thí nghiệm 3: Tính oxi hóa của lưu huỳnh đioxit

Dụng cụ, hóa chất:

Dụng cụ: dụng cụ điều chế H2S như ở thí nghiệm 1, ống dẫn khí,...

Hóa chất: dung dịch H2S, khí SO2.

Cách tiến hành:

Dẫn khí H2S điều chế ở trên vào nước, được dung dịch axit sunfuhidric.

Dẫn khí SO2 vào dung dịch H2S.

Hiện tượng: Vẩn đục, màu vàng.

Phương trình hóa học: SO2 + H2S → 3S + 2H2O.

S vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử.

4. Thí nghiệm 4: Tính oxi hóa của axit sunfuric đặc

Quan sát hiện tượng, viết phương trình hóa học.

Xác định vai trò các chất tham gia phản ứng.

Dụng cụ, hóa chất:

Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, bông, đèn cồn...

Hóa chất: dung dịch H2SO4 đặc, lá đống nhỏ, kiềm (hoặc dung dịch KMnO4)

Cách tiến hành:

Nhỏ vài giọt axit sunfuric đặc vào ống nghiệm.

Cho một vài lá đồng nhỏ vào ống nghiệm, đun nóng nhẹ, miệng ống nghiệm được nút bằng bông tẩm kiềm hoặc KMnO4

Hiện tượng: Dung dịch có bọt khí và từ không màu chuyển sang màu xanh.

Phương trình hóa học: Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O.

Cu là chất khử, S là chất oxi hóa.

B. Tóm tắt nội dung lý thuyết 

I. Tính chất của hiđro sunfua

1. Tính chất hóa học của H2S

1.1. Tính axit yếu

Hiđro Sunfua tan trong nước tạo thành dung dịch axit sunfuhiđric, là một axit yếu (yếu hơn H2CO3), khi tác dụng dung dịch kiềm có thể tạo thành hai loại muối: S2-, hay HS-.

H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O

H2S + NaOH →NaHS + H2O

* Tính khử mạnh

Tác dụng với oxi.

2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O

Tác dụng với dung dịch brom.

H2S + 4Br2 + H2O → H2SO4 + 8HBr

(nâu đỏ) (không màu)

II. Tính chất của lưu huỳnh đioxit (SO2)

1. SO2 là oxit axit

SO2 tan trong nước tạo dd axit yếu:

SO2 + H2O ⥩ H2SO3

SO2 + Bazơ → muối axit hoặc muối trung hòa, tùy vào tỉ lệ mol của chất tham gia.

NaOH + SO2 → NaHSO3 (Natri hidro sunfit)

2NaOH + SO2 → Na2SO3 (Natri sunfit) + H­2O

2. SO2 là chất khử và là chất oxi hóa

SO2 là chất khử mạnh

SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr

(vàng nâu) (không màu)

5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → 2MnSO4 + K2SO4 + 2H2SO4

(tím) (không màu)

SO2 là chất oxi hóa

2SO2 + H2S → 3S + 2H2O

III. Tính chất của axit sunfuric

1. Tính chất của dung dịch axit sunfuric loãng: đầy đủ tính chất của một axit

Quỳ tím hoá đỏ

Tác dụng với kim loại đứng trước H → muối + H2

Tác dụng với bazơ và oxit bazơ → muối + H2O

Tác dụng với muối của axit yếu hơn

2. Tính chất của axit sunfuric đặc: Tính oxi hoá mạnh

Tác dụng với kim loại ( trừ Au, Pt):

Chú ý: Al,Cr, Fe thụ động hóa trong H2SO4 đặc nguội.

Tác dụng với phi kim có tính khử:

Tác dụng với hợp chất có tính khử

Tính háo nước

---------------------------------------------

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải Hóa 10 Bài 35: Bài thực hành số 5 Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 10, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook, mời bạn đọc tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 10 để có thể cập nhật thêm nhiều tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải Hóa 10 - Giải bài tập Hoá 10

    Xem thêm