Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hóa 10 Bài 11: Luyện tập

Hóa 10 bài 11: Luyện tập được VnDoc biên soạn, là nội dung Hóa 10 bài 11. Tóm tắt các ý chính trong bài, giúp các ban học sinh có thể dễ dàng ghi nhớ cũng như hiểu bài hơn. Từ đó vận dụng làm các dạng bài tập.

A. Tóm tắt Hóa 10 bài 11

1. Cấu tạo bảng tuần hoàn

a. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng (Chu kì)

Các nguyên tố có số electron hóa trị trong nguyên tử như nhau được xếp thành 1 cột (Nhóm)

b. Ô nguyên tố

Mỗi nguyên tố được xếp vào 1 ô gọi là ô nguyên tố

c. Chu kì

Mỗi hàng là 1 chu kì

Có 3 chu kì nhỏ: 1,2,3

Có 4 chu kì lớn: 4,5,6,7

=> Nguyên tử các nguyên tố thuộc 1 chu kì có số e như nhau

d. Nhóm

Nhóm A: Gồm chu kì nhỏ và chu kì lớn, từ IA -> VIIIA

Nguyên tố p thuộc nhóm IIIA và VIIIA

Nhóm B: (IIIB -> VIIIB, IB, IIB)

Nguyên ố d, f thuộc chu kì lớn

2. Sự biến đổi tuần hoàn

a. Cấu hình electron nguyên tử

Số electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở mỗi chu kì tăng từ 1 -> 8 thuộc các nhóm IA -> VIIIA. Cấu hình electron của ngueyen tử các nguyên tố biến đổi tuần hoàn

b. Sự biến đổi tuần hoàn tính phi kim, kim loại, bán kính nguyên tử, giá trị độ âm điện của các nguyên tố được tóm tắt trong bảng sau:

R nguyên tửKim loạiPhi kimĐộ âm điện
Chu kìGiảmGiảmTăngTăng
NhómTăngTăngGiảmGiảm

3. Định luật tuần hoàn

Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tử đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng dần của Điện tích hạt nhân nguyên tử.

B. Bài tập Hóa 10 bài 11

1. Trắc nghiệm Hóa 10 bài 11

Câu 1: Để sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, người ta dựa vào

A. số proton trong hạt nhân và bán kính nguyên tử.

B. khối lượng nguyên tử và số electron trong nguyên tử.

C. số khối và số electron hóa trị.

D. số điện tích hạt nhân và cấu hình electron nguyên tử.

Câu 2: Một nguyên tố Q có cấu hình electron nguyên tử như sau:

[Xe]4f145d106s26p2.

Có các phát biểu sau về nguyên tố Q:

(1) Q thuộc chu kì lớn của bảng tuần hoàn.

(2) Q là nguyên tố thuộc nhóm A.

(3) Q là phi kim.

(4) Oxit cao nhất của Q có công thức hóa học QO2.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 1B. 2C. 3D. 4

 Câu 3: Có những tính chất sau đây của nguyên tố:

(1) Tính kim loại – phi kim;

(2) Độ âm điện;

(3) Khối lượng nguyên tử;

(4) Cấu hình electron nguyên tử;

(5) Nhiệt độ sôi của các đơn chất;

(6) Tính axit – bazơ của hợp chất hidroxit;

(7) Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất với oxi.

Trong các tính chất trên, số tính chất biến đổi tuần hoàn trong một chu kì là

A. 3B. 4C. 5D. 6

 Câu 4: Có những tính chất sau đây của nguyên tố:

(1) Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất với oxi;

(2) Bán kính nguyên tử;

(3) Tính kim loại – phi kim;

(4) Tính axit – bazơ của hợp chất hidroxit.

Trong các tính chất trên, số tính chất biến đổi tuần hoàn trong một nhóm A là

A. 1B. 2C. 3D. 4

Câu 5: Một nguyên tố X thuộc chu kì 3 có số electron s bằng số electron p. X ở cùng nhóm với nguyên tố nào sau đây?

A. 30QB. 38RC. 19TD. 14Y

Xem chi tiết đáp án và trọn bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa 10 bài 11 tại: Bài tập trắc nghiệm Hóa 10 Bài 11: Luyện tập

2. Bài tập tự luận

Câu 1. Cho 3 gam hỗn hợp kim loại Na và kim loại kim kiềm R tác dụng hết với nước thu được dung dịch dịch A. Để trung hòa dung dịch A phải dùng  dung dịch chứa 0,2 mol HCl

a) Xác định tên kim loại

b) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu

Hướng dẫn giải

Gọi R là kí hiệu trung bình của 2 kim loại

2R + 2H2O → 2ROH + H2

ROH + HCl → RCl + H2O

Theo các PTHH ta có: nR = nROH = nHCl = 0,2 mol

R = 3/0,2 = 15

Ta có Li = 7 < R = 15 < Na = 23

Vậy A là Li

Câu 2. Oxit cao nhất của 1 nguyên tố R có công thức RO3. Hợp chất khí với hidro của nó chiếm 5,88% hidro.

a) Xác định R

b) Viết công thức hợp chất khí với hidro và công thức oxit cao nhất của R.

c) Xác định thành phần % của oxi trong oxit trên.

Hướng dẫn giải

Ta có:  R có công thức cao nhất với oxi là RO3

=> Công thức với hidro là: RH2

Theo đề bài:

2/(R+2).100=5,88 =>R ≈32.

Do đó R là lưu huỳnh

b) Công thức Hợp chất khí với hidro là: H2S

Công thức oxit cao nhất: SO3

c) \frac{16.3}{16.32+32}.100\%=60\%\(\frac{16.3}{16.32+32}.100\%=60\%\)

Câu 3. Oxit cao nhất của một nguyên tố ứng với công thức RO3, với hidro nó tạo thành một hợp chất khí chứa 94,12% R về khối lượng. Tìm khối lượng nguyên tử và tên nguyên tố?

Hướng dẫn giải 

Oxit cao nhất RO3 nên R có hóa trị VI với oxi => R thuộc nhóm VIA

=> Công thức với hidro: RH2

%H = 100 - 94,12 = 5,88%

Gọi MR là khối lượng của R, ta có tỉ lệ

\frac{M_R}{\%R}=\frac{2.MH}{\%H}=>\frac{M_R}{94,12}=\frac{2}{5,88}\(\frac{M_R}{\%R}=\frac{2.MH}{\%H}=>\frac{M_R}{94,12}=\frac{2}{5,88}\)

=> MR = 32 , R là lưu huỳnh

C. Giải Hóa 10 bài 11 Luyện tập

VnDoc đã biên soạn hướng dẫn giải chi tiết bài tập Sách giao khoa hóa 10 bài 11 trang 53, 54 tại: Giải bài tập Hóa 10 bài 11 SGK trang 53,54 

.........................

Trên đây VnDoc đã giới thiệu Hóa 10 Bài 11: Luyện tập. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook, mời bạn đọc tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 10 để có thể cập nhật thêm nhiều tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Hóa học 10 KNTT

    Xem thêm