Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hóa 10 Bài 1: Thành phần nguyên tử

Hóa 10 Bài 1: Thành phần nguyên tử được VnDoc biên soạn là nội dung hóa 10 bài 1, tài liệu đi sâu vào nội dung tóm tắt trọng tâm, giúp các bạn học sinh dễ dàng học tập, sau mỗi bài học được rèn luyện các thao tác làm dạng bài tập bằng 10 câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án hướng dẫn giải.

Hy vong qua Hóa học 10 bài 1 này giúp các bạn học sinh nắm chắc kiến thức bài học cũng như giúp quý thầy cô trong quá trình soạn hóa 10 bài 1 của mình. Mời các bạn tham khảo.

>> Một số tài liệu liên quan đến chương trình Hóa học 10 MỚI

I. Tóm tắt trọng tâm lý thuyết Hóa 10 bài 1

1. Thành phần cấu tạo của nguyên tử

Thành phần cấu tạo nguyên tử

Từ các kết quả thực nghiệm, các nhà khoa học đã xác định được thành phần cấu tạo của nguyên tử gồm có hạt nhân và lớp vỏ electron. Trong đó:

+ Hạt nhân nằm ở tâm nguyên tử, hầu hết được tạo bởi các hạt proton và notron (trừ nguyên tử 1H trong hạt nhân không có nơtron

+ Vỏ nguyên tử gồm các electron chuyển động trong không gian xung quanh hạt nhân.

=> Nguyên tử được cấu tạo từ 3 loại hạt cơ bản là: electron, proton và nơtron.

Đặc điểm các loại hạt cấu tạo nên nguyên tử

Loại hạt Kí hiệuĐiện tíchKhối lượng (m)Quan hệ giữa các hạt
NhânProtonpqp= 1,602.10-19C hay qp= 1+

mp ≈ 1đvC

mp ≈ 1,6726 .10-27

Số p = số e
Nơtronnqn = 0

mn ≈ 1đvC

mn ≈ 1,6748 .10-27

VỏElectroneqe = -1,602.10-19C hay qe= 1-

me ≈ 0,000549 đvC

me ≈ 9,11.10-31kg

2. Kích thước và khối lượng nguyên tử

a. Kích thước

Để biểu thị kích thước nguyên tử người ta dùng đơn vị nanomet (nm) hay angstrom

1nm = 10-9 m; 1\mathop A\limits^o\(\mathop A\limits^o\) = 10-10 m; 1 nm = 10 \mathop A\limits^o\(\mathop A\limits^o\)

Nguyên tử nhỏ nhất là nguyên tử hidro có bán kính khoảng 0,053 nm

Đường kính của hạt nhân nguyên tử còn nhỏ hơn, vào khoảng 10-5 nm

Đường kính của electron và proton còn nhỏ hơn nhiều (vào khoảng 10-8 nm)

b. Khối lượng nguyên tử

Vì khối lượng của electron rất nhỏ bé (0,00055u) so với khối lượng của proton và nơtron (1u) do đó một cách gần đúng có thể coi khối lượng của nguyên tử là khối của hạt nhân

1u = 1/12 khối lượng của 1 nguyên tử đồng vị cacbon 12 = 1,6605.10-27

Nguyên tử = mp + mn (bỏ qua e)

II. Bài tập vận dụng mở rộng nâng cao

Câu 1. Hạt nhân của hầu hết các nguyên tử do những hạt nào cấu tạo nên

A. Proton và electron

B. Electron và nơtron

C. Proton và nơtron

D. Electron

Câu 2. Nguyên từ được cấu tạo từ mấy loại hạt cơ bản

A. 1

B. 3

C. 2

D. 4

Câu 3. Trong nguyên tử hạt nào sau đây mang điện tích dương

A. Proton

B. Electron

C. Nơtron

D. Electron và nơtron

Câu 4. Cho phát biểu sau về Y:

(1) Y có 29 nơtron trong hạt nhân.

(2) X có 29 electron ở vỏ nguyên tử.

(3) X có điện tích hạt nhân là 29+.

(4) Khối lượng nguyên tử X là 29u.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 2

B. 1

C. 3

D. 4

Câu 5. Ta có nguyên tử Kẽm có 30 electron ở vỏ nguyên tử. Điện tích hạt nhân của nguyên tử kẽm là

A. - 30

B. + 30

C. - 4,806.10-18C

D. + 4,806.10-18C

Câu 6. Một nguyên tử (X) có 12 proton trong hạt nhân. Khối lượng của proton trong hạt nhân nguyên tử X là:

A. 2,007.10-26

B. 2,007.10-28

C. 12 gam

D. 12 đvC

Câu 7. Tổng số nguyên tử trong 0,02 mol KClO3

A. 6,023.1023

B. 3,6138.1022

C. 3,6138.1023

D. 6,023.1022

Câu 8. Nguyên tử Au có bán kính và khối lượng mol nguyên tử lần lượt là 1,44 \mathop A\limits^o\(\mathop A\limits^o\) và 197 g/mol. Biết khối lượng riêng của Au là 19,36 g/cm3 . Hỏi các nguyên tử Au chiếm bao nhiêu % trong tinh thể

A. 56,86 %

B. 73,95%

C. 75, 57 %

D. 65,87 %

Câu 9. Bán kính của nguyên tử và khối lượng mol nguyên tử Fe lần lượt là 1,28\mathop A\limits^o\(\mathop A\limits^o\) và 56g/mol. Tính khối lượng riêng của Fe, biết rằng trong tinh thể, các nguyên tử chiếm 74% thể tích, phần còn lại là rỗng.

A. 7,84 g/cm3

B. 6,84 g/cm3

C. 5,48 g/cm3

D. 7,48 g/cm3

Câu 10. Kim loại Crom có cấu trúc tinh thể, với phần rỗng chiếm 32%. Khối lượng riêng của crom là d = 7,19 g/cm3. Bán kính nguyên tử của crom là: (Cho biết Cr: 52 g/mol)

A. 1,52

B. 1,25nm

C. 1,52 nm

D. 1,25

III. Đáp án hướng dẫn giải bài tập

1C2B3A4A5D
6A7D8B9A10D

Câu 6.

mp = 12.1,6726.10-27 = 2,007.10-26

Câu 7.

Số nguyên tử của phân tử KClO3 = 6.023.1023 (0,02 + 0,02 + 0,02.3) = 6,023.1022

Câu 8.

Đổi 1,44 \mathop A\limits^o\(\mathop A\limits^o\)= 1,44.10-8 cm

Khối lượng 1 nguyên tử Au = m = 197/(6,023.1023) gam

Thể tích 1 nguyên tử Au = V = 4/3.πr3 = 4/3.π.(1,44.10-8)3 cm3

Ta có D = m/V = 26,15 gam/cm3

Gọi x là phần trăm thể tích nguyên tử Au chiếm chỗ, khối lượng riêng của Au = 19,36 g/cm3

x = 19,36/26,15 .100% = 73,95%

Câu 9.

Đổi 1,28 \mathop A\limits^o\(\mathop A\limits^o\)= 1,28.10-8 cm

Khối lượng 1 nguyên tử Fe = m = 56/(6,02.1023) gam

Thể tích 1 nguyên tử Fe = V = 4/3.πr3 = 4/3.π.(1,28.10-8)3 cm3

D = m/V = 10,59 gam

Vì Fe chỉ chiếm 74% thể tích tinh thể nên khối lượng riêng thật của

Fe = 10,59. 0,74 = 7,84 g/cm3

Câu 10.

1 mol nguyên tử Cr chứa 6,023.1023 nguyên tử Cr

Vtinh thể = 52/7,19 = 7,23 (cm3)

Vnguyên tử Cr = 0,68.7,23/6,023.1023 = 8,16.10-24 cm3 = 4/3πr3

R = 1,25.10-8 cm = 1,25\mathop A\limits^o\(\mathop A\limits^o\)

IV. Bài tập tự luyện Thành phần nguyên tử

Câu 1. Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng:

A. số khối .

B. điện tích hạt nhân.

C. số electron .

D. tổng số proton và nơtron.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây là sai:

A. Số hiệu nguyên tử bằng điện tích hạt nhân nguyên tử.

B. Số proton trong nguyên tử bằng số nơtron.

C. Số proton trong hạt nhân bằng số electron ở lớp vỏ nguyên tử.

D. Số khối của hạt nhân nguyên tử bằng tổng số hạt proton và số hạt nơtron.

Câu 3. Mệnh đề nào dưới đây không đúng:

A. Các đồng vị phải có số khối khác nhau.

B. Các đồng vị phải có số nơtron khác nhau.

C. Các đồng vị phải có số electron khác nhau.

D. Các đồng vị phải có cùng điện tích hạt nhân.

Câu 4. Mệnh đề nào dưới đây là đúng:

A. Đồng vị là những nguyên tố có cùng điện tích hạt nhân.

B. Đồng vị là những nguyên tố có cùng số electron.

C. Đồng vị là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.

D. Đồng vị là những nguyên tử có cùng số khối A.

Câu 5. Cho 3 ion: Na+, Mg2+, F . Mệnh đề nào dưới đây không đúng:

A. 3 ion trên có cấu hình electron giống nhau.

B. 3 ion trên có số hạt nơtron khác nhau.

C. 3 ion trên có số hạt electron bằng nhau.

D. 3 ion trên có số hạt proton bằng nhau.

Câu 6. Trong nguyên tử, electron hóa trị là các electron:

A. độc thân.

B. ở phân lớp ngoài cùng.

C. ở obitan ngoài cùng .

D. có khả năng tham gia tạo liên kết hóa học .

V. Giải bài tập Hóa 10 bài 1

Để giúp các em học tốt hơn môn Hóa học 10 cũng như hoàn thành được các bài tập trong sách giáo khoa Hóa 10 bài 1 VnDoc đã biên soạn hướng dẫn các bạn giải bài tập SGK Hóa 10 bài 1 tại: Giải bài tập trang 9 SGK Hóa học lớp 10: Thành phần nguyên tử

...............................

Trên đây VnDoc đã giới thiệu Hóa 10 bài 1: Thành phần cấu tạo nguyên tử tới các bạn. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook, mời bạn đọc tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 10 để có thể cập nhật thêm nhiều tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 10 - Giải Hoá 10

    Xem thêm