Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

CH≡CH → CH2=CH-C≡CH

CH≡CH → CH2=CH-C≡CH là phương trình phản ứng nhị hợp axetilen ra Vinylaxetilen, với điều kiện xúc tác phù hợp, đây cũng chính là phương trình điều chế vinylaxetilen quan trọng, và là phương trình thường xuyên xuất hiện trong các dạng bài tập. Hy vọng tài liệu sẽ giúp bạn đọc viết đúng chính xác phương trình hóa học axetilen tạo ra vinylaxetilen.

>> Mời các bạn tham khảo một số tài liệu liên quan:

1. Phương trình Axetilen ra Vinylaxetilen

2CH≡CH \overset{CuCl_{2} ,NH_{4} Cl, 100^{o} C}{\rightarrow}\(\overset{CuCl_{2} ,NH_{4} Cl, 100^{o} C}{\rightarrow}\) CH2=CH-C≡CH

2. Điều kiện xảy ra phản ứng C2H2 ra C4H4

Nhiệt độ: 100oC

Xúc tác: CuCl2, NH4Cl

3. Tính chất hóa học của Axetilen

3.1. Phản ứng cộng

Phản ứng cộng halogen (phản ứng halogen hóa)

  • Cộng brom

CH ≡ CH + Br - Br → Br-CH = CH - Br

Sản phẩm sinh ra có liên kết đôi trong phân tử nên có thể cộng tiếp với môt phân tử brom nữa:

Br-CH = CH - Br + Br - Br → Br2CH-CH-Br2

  • Cộng clo

C2H2 + Cl2 → C2H2Cl2

  • Phản ứng cộng hiđro (phản ứng hiđro hóa)

C2H2 + H2 → C2H6

Điều kiện phản ứng xảy ra C2H2 và H2: Nhiệt độ, xúc tác Niken

Lưu ý: Ngoài ra khi cho C2H2 tác dụng với H2 ở điều kiện nhiệt độ chất xúc tác khác nhau cho sản phẩm khác nhau

C2H2 + H2 → C2H4

  • Phản ứng cộng axit

C2H2 + HCl → C2H3Cl (Nhiệt độ và xúc tác HgCl2)

  • Phản ứng cộng nước (phản ứng hiđrat hóa

C2H2 + H2O → CH3CHO (Nhiệt độ: 80 độ C Xúc tác: Hg2+ Dung môi: H2SO4)

3.2. Phản ứng đime hóa và trime hóa

Hai phân tử axetilen có thể cộng hợp với nhau tạo thành vinylaxetilen

Đime hóa:

2CH≡CH → CH2=CH−C≡CH  (Nhiệt độ xúc tác)

(Vinyl axetilen)

Trime hóa:

3CH≡CH  →  C6H6

3.3. Phản ứng oxi hóa

Phản ứng oxi hóa

Axetilen là hiđrocacbon, vì vậy khi đốt, axetilen sẽ cháy tạo ra cacbon Đioxit và nước, tương tự metan và etilen.

Axetilen cháy trong không khí với ngọn lửa sáng, tỏa nhiều nhiệt.

C2H2 + 5/2O2 → 2CO2 + H2O

4. Bài tập vận dụng liên quan 

Câu 1. Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa?

A. CH3 – CH = CH2

B. CH2 – CH – CH = CH2

C. CH3 – C ≡ C – CH3

D. CH3 – CH2 – C ≡ CH2

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 2. Để tách riêng rẽ etilen và axetilen, các hoá chất cần sử dụng là:

A. nước vôi trong và dung dịch HCl

B. dung dịch AgNO3 trong NH3 và dung dịch KOH

C. dung dịch brom và dung dịch KOH

D. dung dịch AgNO3 trong NH3 và dung dịch HCl

Xem đáp án
Đáp án D

Để tách riêng rẽ etilen và axetilen, ta cho hỗn hợp đi qua dung dịch AgNO3/NH3 dư vì axetilen có phản ứng tạo kết tủa còn etilen không phản ứng sẽ bay ra. Tiếp tục cho kết tủa tác dụng với HCl sẽ thu được axetilen.

Câu 3. Hiđro hoá hoàn toàn ankin X (xt, Pd, PbCO3) thu được anken Y có CTPT là C5H10. Vậy Y không thể là anken nào sau đây?

A. 2-metylbut-1-en

B. 3-metylbut-1-en

C. pent-1-en

D. pent-2-en

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 4. Đimetylaxetilen còn có tên gọi là:

A. propin

B. but-1-in

C. but-2-in

D. but-2-en

Xem đáp án
Đáp án C

Câu 5. Để làm sạch C2H4 có lẫn C2H2 người ta cần dùng dung dịch chất sau:

A. Br2

B. KMnO4

C. AgNO3/NH3

D. KHCO3

Xem đáp án
Đáp án C

Câu 6. Để nhận biết ba khí: C2H2, C2H4, C3H8 có thể dùng

A. KMnO4 và nước Br2

B. KMnO4 và H2O

C. KMnO4 và hơi HCl

D. Dung dịch AgNO3/NH3 và nước Br2

Xem đáp án
Đáp án D

Dẫn 3 khí qua AgNO3/NH3. C2H2 có kết tủa vàng.

C2H2 + 2AgNO3 + 2NH3 → C2Ag2 + 2NH4NO3

Dẫn 2 khí còn lại qua nước brom. C2H4 làm mất màu brom, còn lại là C3H8.

C2H4 + Br2 → C2H4Br2

Câu 7. Ý kiến khẳng định nào sau đây đúng?

A. Ankin là hiđrocacbon không no, mạch hở, công thức CnH2n-2

B. Ankin là hiđrocacbon không no, mạch hở, trong mạch C có liên kết ba

C. Axetilen và các đồng đẳng gọi chung là các ankyl

D. Ankin là các hiđrocacbon không no, mạch hở, liên kết bội trong mạch cacbon là một liên kết ba.

Xem đáp án
Đáp án D

Đáp án A sai vì CH2=CH-CH=CH2 cũng có CTPT CnH2n-2 nhưng không phải ankin.

Đáp án B sai vì CH≡C-CH=CH2 có liên kết ba nhưng không phải ankin.

Đáp án C sai vì axetilen và các đồng đẳng gọi chung là các ankin.

Câu 8. Tên gọi 3-etyl-4-metylhex-1-in ứng với cấu tạo nào sau đây?

A. CH≡C-CH(C2H5)-CH(CH3)CH2-CH3.

B. CH≡C-CH(C2H5)CH(CH3)-CH3.

C. CH≡C-CH(CH3)-CH(C2H5)-CH2-CH3.

D. CH≡C-CH(CH3)-CH(CH3)-CH3.

Xem đáp án
Đáp án A

3-etyl-4-metylhex-1-in: CH≡C-CH(C2H5)-CH(CH3)CH2-CH3

--------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn CH≡CH → CH2=CH-C≡CH. Để có thể nâng cao kết quả trong học tập mời các bạn tham khảo một số tài liệu: Hóa học lớp 10, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, VnDoc mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Phương trình phản ứng

    Xem thêm