Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lập dàn ý Tả cây bóng mát lớp 4

Lập dàn ý Tả cây bóng mát lớp 4 Ngắn nhất

a) Mở bài: Giới thiệu về cây bóng mát mà em muốn miêu tả

b) Thân bài: Miêu tả các đặc điểm nổi bật của cây bóng mát đó:

  • Cây bóng mát đó bao nhiêu tuổi rồi? Hiện tại cao bao nhiêu mét? So với các cây bóng mát ở gần đó thì nó có cao hơn không?
  • Thân cây có kích thước như thế nào? Nó mọc thẳng tắp hay nghiêng về một phía?
  • Lớp vỏ trên thân cây có màu sắc và đặc điểm như thế nào khi chạm vào?
  • Các cành, nhánh của cây có đặc điểm gì về độ dài, hướng mọc?
  • Lá cây có kích thước, hình dáng, màu sắc ra sao? Có rụng vào mùa nào trong năm không?
  • Cây có cho hoa và quả không? Nếu có thì xuất hiện vào mùa nào? Có được mọi người quan tâm không?
  • Dưới bóng mát của cây, mọi người thường làm gì?

c) Kết bài:

  • Nêu tình cảm, cảm xúc của em dành cho cây bóng mát vừa tả
  • Nêu hoạt động thể hiện tình cảm đó của em dành cho cây

Dàn ý Tả cây bóng mát - Mẫu 1

a) Mở bài: Giới thiệu cây bóng mát mà em muốn miêu tả: cây bàng giữa sân trường

b) Thân bài:

- Tả hình dáng cây bàng:

  • Cây bàng cao gần 8m, vượt qua hành lang tầng 2
  • Thân cây to như cột nhà, mọc thẳng tắp, khoác lớp vỏ màu nâu sẫm, sần sùi và gân guốc
  • Thân cây chẻ làm hai phần, chĩa sang hai hướng trái ngược nhau tạo ra hai nhánh lớn
  • Các cành cây mọc ra từ nhánh lớn vươn ra xa, tỏa ra cành con nhỏ hơn, đan xen với nhau
  • Hai vòm cây được tạo ra từ hai nhánh cây nằm cạnh nhau như một số 8 đang nằm ngang
  • Lá bàng mọc dày, thường mọc gần nhau tạo thành chùm 3 đến 5 lá
  • Lá bàng có hình giọt nước, to như bàn tay người lớn, có gân nổi xuống mặt dưới lá, còn mặt trên trơn bóng, xanh thẫm
  • Mỗi năm, mùa thu lá bàng sẽ chuyển đỏ vàng rồi rụng dần, để vòm cây trơ trọi như bộ xương khô khổng lồ suốt mùa đông
  • Khi xuân sang, cây đâm chồi nảy lộc, trổ ra vô vàn những chiếc lá mới, thay cho mùa lá cũ đã rụng

- Tả hoạt động của em và bạn bè với cây bàng:

  • Ngồi ăn sáng dưới gốc cây trước khi vào lớp
  • Ngồi trò chuyện, chơi nhảy dây với bạn dưới bóng mát của cây giờ ra chơi
  • Ngồi chờ bố mẹ đến đón dưới gốc cây
  • Khi chào cờ, xem diễn văn nghệ, tập thể dục giữa giờ cũng chọn khu vực dưới bóng mát cây bàng

c) Kết bài: Nêu tình cảm, cảm xúc của em dành cho cây bàng mà mình vừa miêu tả

Dàn ý Tả cây bóng mát - Mẫu 2

a) Mở bài: Giới thiệu về cây có bóng mát mà em muốn miêu tả: Cây bàng

b) Thân bài: Tả cây bàng theo trình tự thời gian (bốn mùa trong năm):

- Mùa hè:

  • Cây bàng tán lá xum xuê, xanh ngắt, tỏa bóng mát rượi cho học sinh vui chơi
  • Lá bàng to như bàn tay, xanh sẫm, mọc dày khắp các cành
  • Trên tán lá có những chú chim nhỏ làm tổ, sáng sáng ca hót véo von
  • Trên thân cây sần sùi là các con ve kêu inh ỏi

- Mùa thu:

  • Lá bàng dần chuyển sang màu đỏ, nâu, vàng rồi lác đác rụng về cội
  • Tán lá thưa thớt dần so với mùa hè
  • Dưới gốc cây rụng đầy lá khô xếp tầng tầng lớp lớp
  • Những chú chim tăng cường kiếm ăn, dự trữ qua ngày đông

- Mùa đông:

  • Lá bàng rụng hết, chỉ còn thân cây trơ trụi như bộ xương khô giữa trời đông giá rét
  • Chim chóc trốn rét hết cả nên cây buồn thiu, xơ xác

- Mùa xuân:

  • Trên cành khô mọc lên những chồi non như ngọn nến xanh, chi chít như nấm sau cơn mưa
  • Dưới nắng xuân, chồi non nhanh chóng vươn mình xòe ra thành những chiếc lá nhỏ xinh xinh như muôn ngàn bàn tay bé xíu
  • Nắng càng đậm màu, lá càng lớn nhanh như thổi, chẳng mấy chốc lá đã lớn lên, to rộng bằng bàn tay, che kín cành bàng, tạo ra vòm lá xanh biếc

c) Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em dành cho cây bóng mát mà mình vừa miêu tả

Dàn ý Tả cây bóng mát - Mẫu 3

a) Mở bài: Giới thiệu về cây bóng mát mà em muốn miêu tả: Cây sấu

Mẫu: Vỉa hè trước cổng nhà em khá rộng rãi. Cứ cách một quãng ngắn, sẽ có một cây xanh cao lớn, tỏa bóng mát rười rượi. Ngay một bên cổng nhà em, là một cây sấu rất cao lớn. Nhờ có cây mà cổng nhà lúc nào cũng mát mẻ.

b) Thân bài:

- Tả ngoại hình của cây sấu:

  • Cây cao bao nhiêu mét? Bề ngang của thân cây rộng khoảng bao nhiêu? Cách mặt đất bao nhiêu mét thì cây mọc ra cành lớn?
  • Cây sấu có bao nhiêu cành chính mọc trực tiếp từ thân? Từ các cành lớn mọc ra nhiều cành con không?
  • Độ dài của các cành con được giới hạn là bao nhiêu để không mọc lấn ra lòng đường và nhà dân?
  • Lá sấu có hình dáng, màu sắc như thế nào? Lá mọc có dày và rụng theo mùa như lá bàng không?
  • Hoa sấu và quả sấu xuất hiện vào thời điểm nào? Màu sắc và hương vị của chúng có gì đặc biệt?

- Tả lợi ích của cây sấu:

  • Đem lại bóng mát cho người đi đường, người đứng chờ xe…
  • Giúp không khí trong lành và mát mẻ hơn
  • Cung cấp quả sấu ngon lành cho người dân
  • Đem lại vẻ đẹp tươi xanh cho con phố

c) Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em dành cho cây bóng mát (cây sấu) mà mình vừa miêu tả

Dàn ý Tả cây bóng mát - Mẫu 4

(Dàn ý tả cây hoa sữa)

1) Mở bài: Giới thiệu về cây bóng mát em muốn miêu tả: cây hoa sữa

  • Cây hoa sữa đó được trồng ở trường em (sân trường, cổng trường, nhà xe…) hay ở nơi em ở (trong vườn, trước sân, trước cổng, trên vỉa hè, trên đường đến trường)?
  • Cây hoa sữa đã để lại ấn tượng đặc biệt nào đối với em?

2) Thân bài:

a) Tả đặc điểm của cây hoa sữa:

- Cách 1: Tả đặc điểm của cây theo trình tự thời gian: Các mùa trong năm

  • Mùa xuân: cây ra thêm nhiều chồi non, lá mới, nên vòm lá trông tươi non hơn hẳn
  • Mùa hạ: tán cây chuyển sang màu sẫm hơn, lá non đã to ra, che rợp một góc sân/đường, chắn hết toàn bộ ánh nắng và cả những cơn mưa rào nhỏ
  • Mùa thu: cây ra hoa, nở từng chùm hoa sữa trắng vàng, tỏa hương thơm nước phố
  • Mùa đông: hoa sữa tàn, tán lá vẫn tiếp tục xanh tốt, chờ mùa xuân về

- Cách 2: Tả cây hoa sữa vào một thời điểm nhất định: Mùa thu, khi hoa sữa nở

  • Tả các đặc điểm về thân cây, cành cây và lá cây (chú ý các chi tiết thể hiện được sự cao lớn, vững chãi của cây khi tạo ra bóng mát giúp mọi người che nắng)
  • Tả hoa sữa - đặc điểm nổi bật nhất của cây và được nhiều người biết đến

b) Tả các sự vật, hoạt động liên quan đến cây hoa sữa:

- Dưới bóng mát của cây, mọi người làm gì?

  • Nghỉ tránh nắng
  • Mở hàng rong bán nước, quà sáng
  • Ngồi đọc báo, chơi cờ tướng
  • Trẻ con nhảy dây, trốn tìm
  • Các chú sóc, chim sẻ làm tổ trên cành và ngọn cây

- Mọi người làm gì để chăm sóc và bảo vệ cây hoa sữa:

  • Khi làm đường/sân, để lại một khoảng đất trống quanh gốc cây để tiện tưới nước và có không gian cho cây phát triển
  • Quét vôi dưới gốc cây để bảo vệ cây khỏi sâu mọt
  • Cắt bớt các cành khô, gãy để giảm sức nặng lên nhánh cây

3) Kết bài: Cảm nghĩ của em về cây hoa sữa vừa miêu tả.

  • Về giá trị và ý nghĩa của cây với cuộc sống
  • Về tình cảm của em dành cho cây hoa sữa

Dàn ý Tả cây bóng mát - Mẫu 5

a) Mở bài: Giới thiệu về cây bóng mát mà em muốn miêu tả

Gợi ý:

  • Cây bóng mát đó là loại cây gì? Được trồng ở đâu?
  • Cây bóng mát đó do ai trồng? Cây bóng mát ấy có gắn bó với tuổi thơ của em không?

b) Thân bài

- Miêu tả từng bộ phận của cây:

  • Cây cao bao nhiêu mét? (so sánh với các cây trồng khác, hoặc kiến trúc ở gần đó để làm rõ chiều cao của cây)
  • Thân cây có đường kính khoảng bao nhiêu cm? (có thể quy đổi thành bao nhiêu người cùng ôm thì vừa thân cây)
  • Rễ cây có đặc điểm như thế nào về màu sắc, kích thước? Nhờ đâu mà em xác định được đặc điểm đó? (dựa vào lời kể, dựa vào một số đoạn rễ bò trên mặt đất)
  • Lớp vỏ ở thân cây có màu sắc, bề mặt như thế nào? Lớp vỏ ở gần gốc cây và lớp vỏ ở gần ngọn cây có khác nhau không?
  • Cây có bao nhiêu cành chính (mọc trực tiếp từ thân cây)? Các cành chính mọc cách nhau xa không? Kích thước của chúng như thế nào?
  • Từ các cành chính, số lượng nhánh cây mọc ra có nhiều không? Chúng có đủ để tạo thành một tán cây dày, che bóng mát cho mặt đất không?
  • Lá cây có hình dáng, kích thước, độ dày như thế nào? Lá cây có thay đổi màu sắc và rụng theo mùa không?
  • Cây có cho hoa và quả không? Nếu có thì nó cho hoa vào mùa nào trong năm? Hoa của cây có đặc điểm gì?

- Miêu tả hoạt động của con người với cây bóng mát:

  • Em hoặc người trồng cây thường làm gì để chăm sóc cho cây?
  • Khi vào mùa mưa bão, người ta thường làm gì với cây để giúp cây đứng vững, bảo vệ an toàn cho người dân?
  • Em thường làm gì dưới bóng mát của cây? (vui chơi, đọc sách, chờ bạn đến rủ đi chơi…)

c) Kết bài: Tình cảm của em dành cho cây bóng mát vừa miêu tả

Dàn ý Tả cây bóng mát - Mẫu 6

a. Mở bài: Giới thiệu cây có bóng mát mà em muốn tả:

  • Cây có bóng mát đó tên là gì?
  • Cây được trồng ở đâu? Do ai trồng? Năm nay bao nhiêu tuổi?

b. Thân bài:

- Tả cây có bóng mát:

  • Cây cao khoảng bao nhiêu mét? (có thể so sánh với các sự vật gần đó như ngôi nhà, cột đèn đường, tường rào…)
  • Thân cây to như thế nào? Mọc thẳng hay cong theo hướng khác?
  • Lớp vỏ quanh thân cây có màu gì? Đặc điểm về màu sắc và hình dáng bề mặt thân cây? Khi chạm vào có cảm giác như thế nào?
  • Cây có nhiều cành không? Kích thước của các cành? Nhờ đâu mà các cành tạo thành một tán cây lớn tạo bóng mát?
  • Lá cây có hình dáng, kích thước và màu sắc như thế nào? Cây có dày lá không? Lá cây có xanh quanh năm không hay rụng theo mùa?

- Những hoạt động, kỉ niệm của em dưới bóng mát của cây:

  • Em thường làm gì dưới bóng mát của cây? (một mình, cùng bạn bè…)
  • Em có kỉ niệm tuổi thơ nào đáng nhớ cùng với cây đó?
  • Em có hành động gì giúp cây tươi tốt, phát triển hơn không?

c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho cây tỏa bóng mát.

Dàn ý Tả cây bóng mát - Mẫu 7

a. Mở bài: Giới thiệu cây xoài mà em muốn miêu tả.

Mẫu: Trước sân nhà em có một mảnh vườn con con. Dù vào những ngày hè oi ả nhất, mảnh vườn ấy vẫn luôn râm mát. Bởi vì nó được một cây xoài vô cùng cao lớn che chở cho.

b. Thân bài: Miêu tả cây xoài:

- Miêu tả khái quát:

  • Cây được trồng ở chính giữa mảnh vườn
  • Cây năm nay đã được hơn mười tuổi
  • Cây thuộc giống xoài cát
  • Cây cao khoảng gần 5m, tán rộng xum xuê

- Miêu tả chi tiết từng bộ phận của cây:

  • Thân cây to, cứng cáp, lớn như cột cổng lớn
  • Lớp vỏ trên thân cây khá dày, xù xì, thô ráp, phần ở dưới gốc được quét một lớp vôi trắng
  • Các cành cây lớn như cổ tay, dài đến vài mét
  • Số lượng các cành con nhiều không đếm xuể
  • Lá xoài to vài dài, màu xanh sẫm, lúc còn non thì có vàng vàng cam, thơm nhẹ
  • Quả bưởi khi lớn có thể to đến như một cái tô lớn, vỏ ngoài màu vàng, cùi dày màu trắng, bên trong là các múi bưởi thơm ngon

- Hoạt động của em cùng cây bưởi:

  • Tưới nước, nhổ cỏ, chăm sóc cho cây bưởi
  • Em ngồi chơi, đọc truyện dưới bóng mát của cây
  • Em ngóng chờ hái từng trái bưởi chín khi vào mùa

c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho cây bưởi

Mẫu: Em rất quý cây bưởi nhà mình. Bởi cây không chỉ là một cây xanh mà còn là người bạn thầm lặng gắn bó cùng em suốt bao năm tháng tuổi thơ êm đềm. Em sẽ cố gắng chăm sóc cây thật tốt, để cây mãi xanh tươi, tỏa rợp bóng mát cho khu vườn của nhà em.

Dàn ý Tả cây bóng mát - Mẫu 8

a. Mở bài

  • Dẫn dắt giới thiệu về cây sấu mà em muốn miêu tả.

b. Thân bài

- Giới thiệu khái quát về cây sấu:

  • Cây sấu đó được trồng ở đâu?
  • Cây sấu đó có cao lớn không?
  • Cây sấu năm nay bao nhiêu tuổi? (già hay là cây non)

- Miêu tả cây sấu:

  • Cây sấu cao khoảng 3m, nó còn cao hơn những cột đèn đường
  • Thân cây to hơn một vòng tay ôm của người lớn, nếu là hai đứa con nít thì ôm vừa in
  • Vỏ thân cây màu nâu sẫm, cứng cáp, xù xì, nhưng không thô ráp đến như thân cây bàng
  • Từ đoạn cách mặt đất tầm 2 mét, các nhánh cây bắt đầu tỏa ra
  • Cành cây tỏa ra dày và bệ vệ, các cành ở dưới thô to như bắp tay, càng dài ra thì phần cành càng nhỏ hơn
  • Từ các cành cây, tỏa ra vô số nhánh nhỏ, cùng lá cây
  • Lá cây sấu to như lá mít, nhưng bề ngang nhỏ hơn, thon dài, màu xanh sẫm
  • Các lá sấu mọc dọc theo nhánh cây với mật độ khá dày, xum xuê
  • Vì thế, tán lá cây sấu như một cây nấm xanh khổng lồ
  • Mùa hè, đứng dưới tán lá sấu thì mát mẻ vô cùng

- Công dụng của cây sấu:

  • Tạo bóng mát, che cho người đi đường
  • Thân cây có thể cung cấp gỗ
  • Quả sấu là một loại quả có thể làm rất nhiều món ngon như mứt sấu, canh sấu, sấu dầm…

- Một kỉ niệm của em với cây sấu. Gợi ý:

  • Những trưa hè, cùng bạn tụ tập vui chơi dưới bóng mát cây sấu
  • Cùng bạn trèo lên, hái sấu về để làm món sấu ngâm

c. Kết bài

  • Tình cảm của em cho cây sấu
  • Mong muốn của em dành cho cây sấu

Lập dàn ý cho bài văn tả cây có bóng mát

Dàn ý Tả cây bóng mát - Mẫu 9

a. Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu về cây cổ thụ ( cây đa)

Mẫu:

"Cây đa cũ, bến đò xưa,
Bộ hành có nghĩa, nắng mưa vẫn chờ”

Cây đa cổ kính không chỉ mang vẻ đẹp của một cây cổ thụ mà còn là biểu tượng văn hóa của làng em.

b. Thân bài

- Tả chi tiết đặc điểm cây đa

  • Cây đa hơn một trăm tuổi rồi.
  • Nhìn từ xa cây đa sừng sững như một chiếc ô lớn che mát cả một khoảng đất rộng.
  • Thân cây to đến nỗi bốn năm người ôm không xuể.
  • Những vết khắc cùng những u những bướu nhô lên bên trên thân cây là dấu ấn thời gian của cả một thế kỷ đã trôi qua.
  • Mọc ra từ thân là cành cây khẳng khiu mọc đầy lá xanh chĩa ra các phía.
  • Tán lá cây mọc đan xen nhau tạo thành một mảng xanh um trông thật thích mắt.
  • Nằm trong tán lá là những chú chim lích chích chuyền cành đang ríu rít bài ca vui tươi.
  • Lá đa hình bầu dục to như cái quạt ba tiêu. Em thường ngắt mấy cái lá đa làm thành con trâu lá đa- món đồ chơi tuổi thơ của biết bao thế hệ.
  • Từ đầu cành cây rủ xuống là chiếc rễ dài như sợi dây thừng. Bọn trẻ con chúng em thường hò nhau đu lên sợi dây ấy đùa nghịch một cách thích thú.
  • Rễ đa to như những con rắn bò ngoằn ngoèo trên nền đất. Có chiếc rễ nổi hẳn lên mặt đất, có chiếc rễ lại cắm sâu xuống bên dưới hút chất dinh dưỡng để nuôi cây.

- Ý nghĩa và kỉ niệm về cây đa

  • Cây đa đã tồn tại và chứng kiến biến bao biến cố thăng trầm của quê hương qua hàng thế kỉ.
  • Ông em kể lại rằng, ngày xưa, cứ mỗi lần ra quân, các bà các mẹ lại bịn rịn tạm biệt người chồng, người cha, người con lên đường tòng quân đánh giặc.
  • Ngày nay, khi đất nước đã hòa bình thì gốc đa là nơi sinh hoạt của người dân làng quê.
  • Các bác nông dân sau một ngày làm đồng vất vả ngồi dưới gốc đa uống miếng nước, bàn câu chuyện nhà nông.
  • Bọn trẻ con chúng em coi gốc đa như một căn cứ để tụ tập chơi bắn đi, nhảy dây, chơi chắt chơi chuyền...
  • Dưới bóng mát của cây đa, con trâu đen thảnh thơi đủng đỉnh nhai mấy bó cỏ non.

c. Kết bài

  • Nêu cảm nghĩ về cây đa

Dàn ý Tả cây bóng mát - Mẫu 10

a. Mở bài

- Giới thiệu về cây bàng em sẽ tả (cây bàng trồng ở gần cổng trường).

  • Ai trồng? (các bác phụ huynh trồng).
  • Trồng vào khi nào? (trồng cách đây mấy năm).
  • Trồng ở đâu? (trồng ở gần cổng trường).

b. Thân bài

  • Rễ cây: sần sùi, ngoằn ngèo như những con rắn khổng lồ.
  • Gốc cây: to màu nâu đậm
  • Thân cây: màu nâu nhạt chỗ gần gốc, màu xanh chỗ gần ngọn.
  • Cành cây: Cây có nhiều tán lá, như những cái ô khổng lồ.
  • Tả lá: Lá to như bàn tay.
  • Tả quả: Quả bàng nhỏ, giữa phình to, hai đầu nhỏ.

c. Kết bài

  • Nêu tác dụng của của cây bàng: che mát cho chúng em trong giờ ra chơi.
  • Cảm nghĩ của em đối với cây em tả: rất thích chơi dưới gốc bàng, ăn những quả bàng chín thơm thơm, chua chua..

>> Tham khảo chi tiết: Lập dàn ý tả cây bàng lớp 4

Dàn ý Tả cây bóng mát - Mẫu 11

a. Mở bài: Giới thiệu cây muốn tả (Cây phượng)

  • Cây phượng do ai trồng? (Do lớp chị tôi trồng kỉ niệm trước lúc xa mái trường thân yêu này.)
  • Trồng ở đâu? Được bao lâu rồi? (Cây phượng nằm ngay ở giữa sân trường. Tính đến nay, cây phượng đã qua tám mùa hoa nở)

b. Thân bài:

- Tả bao quát cây phượng (Chọn thời điểm phượng đang ra hoa để miêu tả.)

- Tả từng bộ phận:

  • Gốc phượng to bằng chừng nào?
  • Rễ phượng có những đặc điểm gì?
  • Thân phượng (Vỏ cây có màu gì? Trơn hay nhám hoặc xù xì?…)
  • Tán phượng (tả cành, lá….)
  • Tả hoa phượng (Những đặc điểm nổi bật của cánh phượng, nụ hoa, màu sắc….)

c. Kết bài: Cảm nhận của em về cây phượng vĩ ở sân trường.

Dàn ý Tả cây bóng mát - Mẫu 12

a. Mở bài: Giới thiệu chung:

  • Cây đa lớn hay nhỏ? (Cây đa cổ thụ.)
  • Được/trổng ở đâu? (Đầu làng em.)

b. Thân bài: Tả cây đa:

- Hình dáng:

  • Thân cây lớn, rễ mọc ngoằn ngoèo trên mặt đất.
  • Xung quanh thân chính có rất nhiều thân phụ.
  • Ngọn đa cao vượt khỏi luỹ tre làng.
  • Bóng đa toả mát một khoảng đất rộng.
  • Trong tán cây, nhiều loại chim làm tổ.
  • Dưới bóng đa là quán nước cho khách nghĩ chân, là chỗ vui chơi của đám trẻ...

- Cây đa với cuộc sống của dân làng:

  • Cây đa chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử của làng.
  • Dân làng thường gặp gõ trao dổi công việc làm ăn, trò chuyện tâm tình dưới gốc đa.

c. Kết bài: Cảm nghĩ của em:

  • Cây đa là hình ảnh quen thuộc, gần gũi.
  • Cây đa là nhân chứng lịch sử của làng.

Dàn ý Tả cây bóng mát - Mẫu 13

Dàn ý tả cây có bóng mát

a. Mở bài

  • Ngoài nhà văn hóa của thôn em có trồng một cây xà cừ rất to để lấy bóng mát. Cây đã có từ rất lâu rồi.

b. Thân bài

- Tả hình dáng vẻ đẹp của cây xà cừ

  • Cây xà cừ này thật to. Nhìn từ xa, cây như một cái ô khổng lồ xanh ngắt đứng sừng sững giữa một khoảng sân rộng.
  • Cây cao mấy chục mét, thân cây to đến mấy vòng tay em ôm không xuể.
  • Vỏ cây màu nâu, xù xì rậm rạp, có những đoạn vỏ còn bong ra thành từng mảng rất cứng.
  • Tán của cây xà cừ này xanh tốt vô cùng. Nhiều cành to, cành nhỏ chen chúc mọc trên thân cây.
  • Ở phần gần gốc là những cành cây cực kì to, có cành còn to bằng cả thân những cây bạch đàn ở gần đó.
  • Lá cây xà cừ không to lắm, nhưng cây nhiều lá và xanh ngắt. Lá cây xanh tốt vào mùa xuân và mùa hè. Mùa thu, lá xà cừ chuyền sang màu vàng và rụng như trút vào mùa đông.
  • Rễ cây xà cừ rất to, có những phần còn nổi hẵn lên trên mặt đất.

- Tác dụng của cây xà cừ

  • Cây xà cừ là một chiếc ô che mát cho cả một khoảng sân để chúng em có thể vui chơi ở đó.
  • Dưới gốc xà cừ, có một bà cụ mở hàng nước ở đó. Người đi đường qua đây, nếu muốn nghỉ chân uống nước thì đây là một địa điểm hết sức lý tưởng.

c. Kết bài

  • Cây xà cừ là người bạn thân thiết của mỗi đứa chúng em, nó đã cùng chúng em lớn lên với những kỉ niệm thời thơ ấu vô cùng ngọt ngào.
  • Em sẽ cùng với các bạn bảo vệ cây xà cừ thật tốt, chúng em sẽ không trèo lên cây hay làm gì có hại cho cây.

Dàn ý Tả cây bóng mát - Mẫu 14

a. Mở bài

  • Giới thiệu cây si già trong sân trường em.

b. Thân bài:

- Tả bao quát:

  • Cây si giống như một cây dù khổng lồ xanh thẳm.

- Tả chi tiết:

  • Rễ trơn bóng nằm uốn lượn trên mặt đất như những con trăn đang nằm ngủ.
  • Thân cây to lớn.
  • Vỏ cây màu nâu sẫm và cũng trơn bóng như rễ cây.
  • Lá si nhỏ và dày.

- Kỉ niệm với cây si:

  • Chúng em thường tụ tập về gốc cây si để hóng mát và tổ chức các trò chơi như nhảy dây, đá cầu, kéo co.

c. Kết bài:

  • Nêu cảm nghĩ của em về cây si.

Dàn ý Tả cây bóng mát - Mẫu 15

1. Mở bài:

- Cây hoa sữa trước cửa nhà em là do ông nội trồng. Năm nay cây đã cao lớn lắm rồi nhưng ông em không còn nữa. Cứ mỗi lần nhìn ngắm cây em lại càng thấy yêu thương và nhớ ông nhiều hơn.

2. Thân bài:

- Tả cây hoa sữa

  • Lúc ông mới trồng trước cửa, cây hoa sữa chỉ cao ngang người em nhưng nay đã tỏa bóng mát rợp cả một khoảng sân,
  • Thân cây cao lớn mấy chục mét, cành và tán lá lòa xòa ra tứ phía.
  • Ở bên dưới, khi có nhiều cành mọc ra, bố em đỗ chặt bớt những cành thấp đi để cây nhanh cao và vươn lên nhiều cành hơn.
  • Thân cây to và thẳng, màu nâu sẫm. Lớp vỏ hơi xù xì nhưng rất tươi.
  • Lá hoa sữa to và dài như lá xoài nhưng có màu xanh nhạt hơn. Mặt trên lá xanh bóng, một dưới thô ráp hơn và có những đường xương cá chạy ngang dọc.
  • Hoa sữa nở rộ vào mùa thu. Từng đóa hoa màu trắng ngà nhỏ li ti mọc ra từ các kẽ lá kết lại với nhau thành từng chùm một đung đưa trong nắng thu vàng óng,
  • Khi hoa tàn cũng là lúc cây bắt đầu kết trái. Quả của hoa sữa dài như quả đỗ đũa, cũng kết thành từng chùm đung đưa trong gió.

- Tác dụng của cây hoa sữa

  • Cây hoa sữa trước của nhà làm cho quanh cảnh nhà em thêm thoáng mát và đẹp hơn.
  • Gốc cây là nơi chị em em chơi đùa sau mỗi buổi học. Cứ đứng dưới gốc cây mà hít hà hương hoa thì cảm thấy thật dễ chịu nhưng nếu hít ngửi nhiều là dễ bị ngẹt mũi vì hương hoa quá nồng nàn.

3. Kết bài:

  • Em yêu quý cây hoa sữa của nhà mình vô cùng. Nó gợi nhắc cho em nhớ đến người ông nội vô cùng kính yêu.
  • Em sẽ thay ông chăm sóc cho nó thật tốt để nó tồn tại mãi với thời gian.

Văn tả cây bóng mát lớp 4

HS tham khảo các bài văn hay tại đây Bài văn mẫu: Tả một cây có bóng mát

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1.768
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Phượng
    Phượng

    😀9/10😊

    Thích Phản hồi 06/04/22
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 4 Sách Mới

    Xem thêm